Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

THA THÚ

From: Thuy Diep Luu

John Shea có kể về truyện một con rắn, khi nghe được một nhà đạo sĩ dạy về giáo huấn của Chúa Giêsu là  phải yêu thương kẻ thù,con rắn quyết định sống theo lời Chúa dạy. Nó không rình rập cắn người ta nữa, và khi những đứa trẻ trong làng nhận ra con rắn này không biết cắn người, liền lấy gậy đập nó, lấy đá chọi nó, làm cho nó bị thương gần chết mà nó vẫn không cắn lại...trong lúc nó bị thương bên vệ đường, nó  gặp lại nhà đạo sĩ đã dạy nó ngày nào. Nhà đạo sĩ ấy thấy nó như vậy liền hỏi, tại sao? Nó kể lại mọi chuyện hy vọng sẽ được nhà đạo sĩ khen là nó đã biết sống theo lời Chúa dạy. Nhưng nhà đạo sĩ sau khi nghe xong liền nói, ta đã bảo con không cắn người ta, nhưng ta đâu có dạy con là không nhe răng ra doạ cho người ta sợ khi con bị rượt đâu?
♦♦♦
Một linh mục trong lúc rao giảng lời Chúa cho giáo dân ở  một ngôi làng bên Trung Quốc thì bị  một người công an chìm đứng lên đòi bắt đưa về lập biên bản, ông công an nói với linh mục đó trước mặt các giáo dân,ông giảng với người ta về Chúa nhân hậu, vậy để tui đánh vào mặt ông xem ông có đủ can đảm đưa luôn cái mặt kia ra cho tui đánh luôn không!? đàng nào ông cũng để tui đánh, vậy trong hai cái má của ông,ông muốn tui vả má nào trước?
Vị linh mục điềm nhiên trả lời  - dĩ nhiên là tui sẽ cho ông đánh luôn hai bên má,  và đàng nào tôi cũng bị đánh nhưng ông muốn chính ông bị đánh trước khi đánh tôi hay sau khi ông đánh tôi? vừa nói vị linh mục vừa hướng mắt nhìn về phía sau lưng viên công an, người công an Trung Quốc quay lưng lại thì thấy có mấy chục người thanh niên đang cầm cuốc mặt đầy sát khí sắp sửa hành hung mình và liền sau đó ông ta sợ quá bỏ đi...

Chúa dạy chúng ta 'nếu ai đánh mình má bên phải, đưa luôn má bên trái cho họ, ai muốn mình đi một dặm, đi luôn hai dặm, ai lấy áo ngoài cho luôn áo trong...' mới nghe tưởng chừng thật vô lý, ai lại để cho người khác đánh mình rồi mình quay mặt cho người ta đánh tiếp bao giờ... Có lẽ chúng ta quá dễ dàng nghe những lời dạy khó nghe để rồi để nó ngoài tai vì nghĩ rằng những lời dạy không hợp thời như vậy chỉ dành cho những nhà tu hành, ngườiđời mà làm như vậy chỉ có bị người ta hại nhiều hơn...

Chúa không nói chúng ta phải đợi người ta vả mình một bạt tai rồi mới tính chuyện phải làm gì! Như vậy chẳng khác gì một lối sống bị động, chờ người khác đánh lấy mình, không có một chút phòng vệ... Chúng ta chỉ có thể hiểu được lời dạy của Chúa qua chính hành trình rao giảng của Chúa... và cũng chính trong hành trình đó, Chúa mời gọi chúng ta: ai muốn đi theo thầy hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà đitheo thầy...

Hành trình đó làgì?
Đó là hành trình của một người sống Tình Yêu vô điều kiện,
Một Tình Yêu không có thù oán ăn miếng trả miếng ,
Một tình yêu đầy tha thứ

Tình Yêu vô điều kiện  là  một tình yêu đến trước, và đi bước trước:
Chúa tìm đến những con người bị bỏ rơi, tội lỗi, bị loại ra bên lề xã hội... và yêu thương họ...Chúa yêu thương họ trước, chứ không chờ họ phải là người hoàn hảo xứng đáng rồi mới suy xét xem có nên yêu họ không... Chúa thương chúng ta trước khi chúng ta biết Chúa là ai, và trước khi chúng ta nên thánh. Nhưng đối với cách sống ngày thường của chúng ta thì ngược lại, phải ai đó yêu mình mình mới yêu lại, người nào đó muốn nhận tình yêu của mình thì phải xứng đáng, vì mình cho rằng tình yêu thương của mình là hoàn hảo, không ai bằng, không gì hơn. Nhưng khi nghĩ tới đây tôi và anh chị em đều hiểu rằng mình đã quá tự phụ, vì chúng ta cũng từng phản bội, từng bất xứng từng bất trung với Chúa và với tha nhân.

Vậy,  ít nhất khi chúng ta bị vả vào má chúng ta cũng cần tự hỏi, phải chăng nó đến từ việc mình thương người, hay là mình làm cho người khác giận quá chịu không nổi phải vả vào mặt mình!?  Hay là chúng ta đã tạo cớ cho người khác hại mình? Có lẽ không ít lần trong đời chúng ta bị hại, bị tổn thương một cách vô cớ,nhưng cũng không ít lần, chính chúng ta là nguyên nhân làm cho điều đó xảy ra... nhiều khi chính trong tình yêu ích kỷ, vị kỷ của mình, mình yêu để sở hữu, để điều khiển người khác, để chứng tỏ mình đáng yêu đáng tôn trọng, chính cái tôi đó đã làm cho mình bị vả vào mặt... nhiều hơn là những lúc mình yêu thật lòng, và yêu vô điều kiện.

Nhưng còn những lúc mình yêu thương hết mình, nhưng  bị người ta hãm hại thì sao?  Đó là lúc chúng ta cần sống tình yêu không lấy oán trả oán.

Chúa dạy chúng ta đưa cả má bên trái, lột cả áo bên trong, nghĩa là Chúa còn mời chúng ta sống một Tình Yêu không bạo hành, không có vũ lực, không hãm hại.

Thời gian gần đây báo đài và dư luận đưa tin một thầy giáo ở Bình Định đã vả vào mặt học sinh mình liên tiếp vì em học sinh ấy đã nói leo trong lớp, và sau đó hai em học sinh bị đánh đã đánh trả lại thầy... Dư luận ai cũng lên án vì ai cũng thấy cái sai trong ngành giáo dục, thấy cái sai trong người thầy và trong các học sinh ngày nay, nhưng chưa ai phân tích được ngọn nguồn tại sao con người trong xã hộ ingày nay lại trở nên như vậy. Khi mà người ta định nghĩa hành vi của chính mình bằng hành vi của người khác. Nếu tôi bị đánh tôi đánh lại... vậy tôi là ai, sẽ dựa vào cách người ta ứng xử với tôi thế nào. Tôi trở thành một người nô lệ trước lời nói và cách ứng xử của người khác... chỉ cần một lời nói bên ngoài có thể làm cho một người vui hoặc buồn hoặc thậm chí có thể trở thành tên sát nhân!

Chúa muốn chính chúng ta chọn cho mình con đường sống tự do yêu thương không vũ lực, nghĩa là khi yêu thương :

• Chúng ta không để cho người khác thay đổi tình yêu của mình,
• Chúng ta không bán rẻ tình yêu của mình bằng lời nói, bằng hành động sai trái của người khác.
• Chúng ta không để cho nhân cách của mình bị thay đổi chỉ vì mình bị hại... ngay cả khi mình bị hại, mình vẫn là chính mình, là con Chúa, là môn đệ của Chúa.

Đó một tình yêu không dùng vũ lực để đe doạ và để ép người khác sống theo ý mình - mà là tình yêu được diễn tả một cách nhân hậu và bao dung.
Đức Hồng Y Thuậnlà người đã khiến cả thế giới và đặc biệt là giáo triều Roma cảm phục vì cách sống theo Chúa của ngài, khi bị bắt bớ, bị cầm tù, ngài không hề thù oán người giam cầm mình, mà chính lòng bao dung không thay đổi của ngài, đã làm cho cả người cai ngục phải thay đổi và hoán cải.

Còn đối với người mình yêu, mình tin tưởng, như người anh em trong nhà, người thân người mà đúng ra không hãm hại mình, nhưng lại làm ngược lại, và phản bội mình thì sao?  Đó là khi chúng ta được mời gọi sống Tình yêu tha thứ.
Tha thứ cho người mình yêu thương phản bội mình, làm mình tổn thương, một lần thì dễ nhưng nhiều lần thì sao?
Có người hỏi, tại sao lại làm vậy? Như vậy chẳng khác gì làm cho người ta lợi dụng mình và càng làm cho mình đau khổ.

Tha thứ cho một người không phải là quên đi lỗi lầm của người đó. Vì nếu quên, nghĩa là mình bị mất trí, mình coi như không có chuyện gì xảy ra... nếu không có gì xảy ra, thì không cần phải tha thứ. Thực tế không phải là vậy.
Tha thứ cũng không phải là biện minh cho hành động của một người, khi một người có thể biện minh cho hành động của mình, vì mình lỡ tay, mình không cố ý, mình vô tình...nếu một hành động có thể biện minh được nghĩa là người đó không có tội, không có trách nhiệm với hành động của mình, và vì thế cũng không cần phải tha thứ.Tha thứ cũng không có nghĩa là người đó phải đền tội rồi mình mới tha thứ, như vậy chẳng khác gì người làm mình tỗn thương đã đền bù cái thương tổn đó bằng cách khác, và vốn không bao giờ đền bù đủ.

• Tha thứ trước hết,là mình ý thức được mình đã bị tổn thương. Mình ý thức được rằng mình muốn gây tổn thương ngược lại, nhưng mình quyết định không làm như vậy. Mình chọn không để tội cuả người đó là động cơ để cho mình thay đổi tình yêu của mình.

• Thứ hai,là mình đặt mình trong hoàn cảnh của người phản bội mình, nhìn thấy sự mỏng dòn yếu đuối của họ, để hiểu được người đó trong cái nhìn của người đó và yếu đuối của người đó, biết đâu được nếu mình trong hoàn cảnh của họ, dưới góc nhìn của họ có thể mình cũng đã vấp phạm, ...

• Và cuối cùng là hiếu rằng, một lỗi lầm của một người không hoàn toàn là tất cả con người đó.

Hành vi  không định nghĩa hết con người. Và tin rằng bên sâu trong nhân phẩm đó vẫn còn sự hiện diện của Chúa vốn có thể thay đổi họ, vì thế chúng ta cầu nguyện để xin Chúa thay đổi người làm chúng ta tổn thương theo tình yêu của Chúa và cũng để cho Chúa giúp chúng ta có cái nhìn như Chúa về những người làm tổn thương mình, như khi ở trên thập giá. Chính lúc chúng ta có thể tha thứ như Chúa tha thứ trên thập giá là lúc chúng ta ta thứ thật sự và yêu thật sự. Ame

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét