Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Truyền thông Dòng Tên Việt Nam: bản tin số đặc biệt - Tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt lễ tuyên thánh 27.04.2014

      MỜI BẠN XEM

Vào ngày 10:16 Thứ Bảy, 26 tháng 4 2014, Dòng Tên Việt Nam <dongtenvn@gmail.com> đã viết:

logo
Truyền thông Dòng Tên Việt Nam xin gửi đến quý bạn đọc bản tin tuần này. Chúc quý bạn đọc luôn tràn đầy ân sủng, tình yêu và sức sống mới của Chúa Kitô Phục Sinh!
THÔNG BÁO
Kênh Youtube của Dòng Tên Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp bằng tiếng Việt lễ tuyên thánh của ĐTC Gioan XXIII và ĐTC Gioan Phaolô II vào lúc 14h30 giờ Việt Nam ngày 27.04.2014. Mời quý vị bấm vào link dưới đây để xem Video Thánh Lễ:
THÔNG BÁO: Kênh truyền hình trực tiếp Lễ Tuyên Thánh 2 vị Giáo Hoàng bằng tiếng Việt
image Liên quan đến ngày lễ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2
image Tóm lược tin Giáo Hội tuần qua (20.4 – 26.4.2014)
image ĐTC Phanxicô: Đức Gioan Phaolô II đã dạy tôi cầu nguyện
image ĐTC Phanxicô dâng Lễ tạ ơn tại nhà thờ thánh Inhaxiô của Dòng Tên, Rôma
image Lễ khánh thành & cung hiến nhà thờ Chính tòa Phú Cường
image Biên bản Hội nghị Thường niên Kỳ I-2014 Hội đồng Giám mục Việt Nam
image Khánh thành Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam
image Gio-an Phao-lô II – nhìn lại cuộc đời một vị Thánh
image Video về những cử chỉ đáng kính của ĐTC Gioan Phaolô II
image Một vài thông tin về Thánh tích của hai vị Thánh Giáo hoàng
image Gặp Chúa trên đường
image Phép lạ do lời chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô 2
image Video – 8 Thành Tựu Nổi Bật của ĐGH GIOAN XXIII
image Mặt bằng của Đấng Phục Sinh
image Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị Thường niên kỳ I-2014
image Thánh Lễ chính thức nhận Tổng Giáo phận của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
image Video – 10 Kỷ Lục của ĐGH GIOAN PHAOLÔ II
image Chân Phước Gioan Phaolô II: Hiến lễ tình yêu
image Chân Phước Gioan XXIII với các nhà tù
image Bài hát Như Một Sự Tình Cờ
image Chúa Ki-tô Vinh Quang
image Hình ảnh ĐTC Phanxicô ban phép lành Urbi et Orbi cho thành Rôma và thế giới
image Chút cảm nghiệm về đau khổ (3)
image Video – Lược sử Truyền Giáo của Dòng Đa Minh
image Hình ảnh Đức Thánh Cha cử hành Lễ Phục Sinh 20.04.2014

Facebook

Youtube
To change your subscription, click here.
newsletter


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

LE TUYEN THANH DUC GIOAN 23 va GIAO PHAOLÒ 2

THÔNG BÁO: Kênh truyền hình trực tiếp Lễ Tuyên Thánh 2 vị Giáo Hoàng bằng tiếng Việt
Đăng bởi Chỉnh Trần, S.J. | 21/04/2014 | Số lần xem: 1,115 | 6 |
10011270_390767414398422_5133736502827919831_n
Kính thưa quý bạn đọc,
Vào lúc 10 giờ sáng giờ Rôma tức 3 giờ chiều giờ Việt Nam, Chúa Nhật 27.04.2014, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ long trọng cử hành Thánh Lễ tuyên thánh cho Đức Chân Phước Giáo hoàng Gioan XXIII và Đức Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại quảng trường thánh Phêrô.
Sẽ có 9 vệ tinh thuộc hệ thống Eutelsat, cộng thêm các vệ tinh đã dùng trong dịp thế vận hội Olimpic mùa đông ở Sochi truyền hình trực tiếp lễ tuyên thánh trên toàn thế giới. Đài Sky sẽ có 15 máy thu hình theo kỹ thuật 4K.
Nhằm giúp các tín hữu Công giáo tại Việt Nam có thể dễ dàng theo dõi và hiệp thông trong sự kiện trọng đại này, kênh Youtube của Dòng Tên Việt Nam sẽ truyền hình, thông dịch và bình luận trực tiếp bằng tiếng Việt Thánh lễ tuyên thánh.
Chúng tôi sẽ bắt đầu phát lúc 14:30 giờ VN để giới thiệu về hai vị và những điều liên quan tới việc tuyên thánh, cũng như một cảnh tổng quan về Roma và thành phần tham dự Thánh Lễ này.
Kính mời quý bạn đọc đón theo dõi và hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, với Giáo hội Hoàn vũ để tạ ơn Thiên Chúa.
QUÝ VỊ CÓ THỂ BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM VIDEO TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP THÁNH LỄ TUYÊN THÁNH
(HIỆN TẠI ĐỒNG HỒ YOUTUBE ĐANG ĐẾM NGƯỢC THỜI GIAN VỀ GIỜ LỄ)

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Bảy Bài Học - Chiếc đồng hồ bị mất


 



Bảy Bài Học - Chiếc đồng hồ bị mất

BẨY BÀI HỌC


Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi cùng thế gii, diễn giảng rất nhiều. Đây là 7 bài sưu tầm, đã được chọn lọc. 

Những bài nào người mình chưa học được? Những bài nào bạn chưa học được? Này, bạn suy nghĩ kỹ rồi hãy trả lời nha

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!
1. Thứ nhất, "học nhận lỗi".
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2. Thứ hai, "học nhu hòa".
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.

3. Thứ ba, " học nhẫn nhục".
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4. Thứ tư, "học thấu hiểu".
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.
Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5. Thứ năm, "học buông bỏ".
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

6. Thứ sáu, "học cảm động".
Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7.  Thứ bảy, "học sinh tồn".
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chiếc đồng hồ bị mất



Một lần nọ, có một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không phải là một cái đồng hồ thông thường bởi nó còn có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.

Sau một thời gian dài tìm kiếm vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của những đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ bị mất sẽ được thưởng.

Nghe thấy vậy, đám trẻ con nhanh chân chạy xung quanh kho thóc tìm kiếm. Chúng đi khắp nơi, lục tìm ở mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận cả chỗ cho gia súc ăn, nhưng vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ dừng việc tìm kiếm thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.

Người nông dân nhìn đứa bé và nghĩ: "Tại sao lại không chứ? Sau tất cả thì cậu bé này có vẻ khá chân thành". Ông dẫn cậu bé trở lại trong kho. Một lúc sau, cậu đã chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất hạnh phúc và ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé: "Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn khác đã từ bỏ?".

Cậu bé đáp: "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".
Sự tĩnh lặng trong tâm hồn có thể sẽ tốt hơn so với một trí não luôn hoạt động. Hãy để cho tâm trí của bạn những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày. Và hãy xem, sự hiệu quả mà nó đem lại khi giúp bạn xây dựng cuộc sống hằng mong đợi của mình


Thích Nguyên Đạt
Vietnam Buddhist Center
10002 Synott Rd
Sugar Land, Texas 77498















__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
.

__,_._,___


Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Chỉ có tình yêu thương là mãi mãi


Subject:Chỉ có tình yêu thương là mãi mãi



Mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là mãi mãi!




          Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học.

          Một ngày kia tôi lén ăn cắp mười lăm đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp. Vì sợ hãi, tôi đã không dám dứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:

          - Thưa cha, con trót dại…

          Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như không thở được nũa.

          Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân hình đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:

          - Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!

          Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.

          Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc.

          Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:

          - Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.

          Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi sách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy nhỏ bên gối tôi với lời nhắn nhủ: "Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị."

          Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời.

          Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.

          Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số tiền em gởi về, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học.

          Một hôm đang ngồi học trong phòng, một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói:
          - Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia.

          Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:

          - Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?

          Em cười đáp lại:

          - Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em.

          Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.

          Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:

          - Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!

          Tôi không kìm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở.

          Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.

          Khi lần đầu tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chay máu.

          Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười:

          - Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!

          Năm ấy em 23 và tôi 26.

          Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi.

          30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.

          Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mĩ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người đàn bà khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã.

          Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa. Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày. Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình. Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi-về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.

          Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc.

          Năm ấy em chỉ vừa lên 5!

(Không rõ tác giả)





MAY MAN

Subject: Fw: Chúng ta thật may mắn...

TẠ ON CHÚA

                  TÌM HIỂU" THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA"                 
                          (để thấy mình hạnh phúc)
 Nếu ta ta thu nhỏ nhân loại thế giới thành 1 làng nhỏ có 100 người thì ta sẽ có:
  * 57 người Châu Á, 21 người Châu Âu, 14 người Châu Mỹ và 8 người Châu Phi.
  * Trong đó chia ra: 52 Phụ nữ, 48 Đàn ông, 70 người da màu , 30 người da trắng.
  * Về tài sản có: 6 người sở hữu 59% tổng số tài sản của cả Làng và cả 6 người đều là người Mỹ.
·       Trong số 100 người của làng sẽ như sau:
·       80 người sẽ không có nhà ở cho đúng nghĩa một căn nhà.
·       70 người mù chữ
·       60 người sẽ không được ăn no.
·       01 người sẽ chết trong đêm nay.
·       02 trẻ em được sinh ra trong ngày.
·       Chỉ có 1người có trình độ đại học trở lên.
·       01 người có máy tính.
·       09 người thất nghiệp
·       Nhìn thế giới một cách cụ thể như thế, bạn sẽ thấy rằng bạn hạnh phúc hơn nhiều người, và chúng ta cần thông cảm ,chia sẻ, thân ái vì loài người vẫn còn quá nhiều bất công, khoảng cách giữa giầu nghèo quá lớn, và thiếu thốn tri thức đến mức không thể tưởng tượng.
·       Nếu bạn có 1 căn nhà, trong tủ lạnh có thức ăn , bạn được ăn mặc tử tế…bạn đã giàu có hơn 75% nhân loại.
·       Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, có tiền trong túi.. bạn đã thuộc vào 8% những người đầy đủ trên thế giới.
·       Nếu bạn đã từng được đi học, đang đi học, bạn biết chữ, bạn thực sự may mắn hơn ít nhất 800 triệu người.
·       Nếu bạn có việc làm bạn hạnh phúc hơn 600 triệu người đang thất nghiệp(hiện ở Mỹ có 14,6 triệu người.
·       Nếu bạn lành lặn, bạn đã may mắn hơn hàng chục triệu ngừơi bị thương tật, khuyết tật và khiếm thị.
·       Nếu sáng nay, bạn thức dậy khoẻ mạnh nghĩa là bạn đã sung sướng hơn hàng chục triệu người vừa chết đêm qua.
·       Nếu bạn chưa bao giờ trải qua chiến tranh, bạn chưa từng hấp hối vì đói khát, chưa từng bị mất tự do trong nhà tù, thưa bạn, bạn thật sự có thể tự hào bạn là người hạnh phúc và may mắn hơn 500 triệu người trên hành tinh còn nhiều đau thương tang tóc này.
·       Nếu bạn được đọc tài liệu này, đọc những dòng chữ này, bạn đã hạnh phúc thêm một lần nữa vì:
1.   Đã có một người bạn nào đó đã quan tâm đến bạn, đã tặng bạn tài liệu này để bạn có dịp… nhìn lại mình để bạn thấy được bạn là người may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều người.!
     2 Bạn sẽ không còn than vãn, bạn khổ quá, bạn không được may mắn như người khác.
     3 Bạn sẽ không còn trách đời, trách cha mẹ, trách số phận, trách trời phật vv… đã đối xử không công bằng với bạn ,vì bạn vẫn còn thiếu nhiều món chưa mua sắm được, bạn vẫn chưa bằng người lối xóm, người đồng nghiêp ,hoặc người bà con của bạn.
     4 Và bạn hãy nhớ rằng, thế giới này, đất nước này và xung quanh bạn vẫn còn quá nhiều người thiếu thốn, nghèo khổ. Đói rét, bệnh tật, khiếm thị, thương tật, và đang hấp hối ở đâu đó…
 Và đã có hàng triệu người hy sinh  trong thời kỳ  dựng nước và giữ nước để cho các bạn cuộc sống tốt đẹp hôm nay.
Hồ Minh Châu
Một vài hình ảnh đối lập và bất công của cuộc sống
Nếu bạn đang được ăn no,mặc ấm được học hành, vui chơi thì bạn đã hơn hẳn hàng triệu người trên thế giới này...!!!














Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

NHƯ MỘT SỰ TÌNH CỜ

L.M. Nguyễn Công Đoan, S.J.
Tôi bỗng dưng được nổi tiếng kề từ mấy ngày nay, nhờ ông Nguyễn hữu Cầu. Ông đứng lên làm chứng về ơn đức tin ông đã được trong khám tử hình, lại còn khai thêm tên người làm phép Rửa cho ông mấy năm sau, khi cùng nhau vác cuốc ra đồng ở trại Lao Động Z30A, núp sau chân núi Chứa Chan. Anh em trong trại hay gọi đùa là núi “Chán Chưa”! thế mà có người ở hoài chưa chán đấy!
Ông đã được biết Chúa nhờ bao nhiêu người ông đã có “duyên” gặp từ khi vào tù và ông đã sống đức tin một cách sâu xa với chuỗi mân côi và chặng đàng thánh giá. Cái xâu chuỗi ông dùng thật là hy hữu, có lẽ phải đề nghị GUINESS đưa vào kỷ lục thế giới, nhưng cái ơn kiên trì trong đức tin và sự biến đổi nội tâm thì GUINESS không thể kiểm chứng được, mà chỉ có những người cùng chung đức tin mới cảm thông được và ca ngợi Thiên Chúa cùng với Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”.
Tại sao Kinh Mân Côi và Đàng Thánh Giá lại có hiệu quả kỳ diệu như thế? Nên nhớ hồi đó ông Cầu chưa được lãnh nhận bí tích nào cả, nhưng ông vẫn xác tín là nếu ngày mai người ta thi hành án tử hình thì ông sẽ được gặp Chúa và Đức Mẹ. 
Ở trong tù thì làm gì có Sách Thánh mà đọc, nên Kinh Mân Côi và Đàng Thánh Giá là sách Phúc Âm thu gọn để nghiền ngẫm mà biết Chúa, yêu Chúa và theo Chúa. Cái thú vị là sách này có thể giữ an toàn, không sợ bị cán bộ xét phòng tịch thu; có thể đọc và nghiền ngẫm mà không cần ánh sáng bên ngoài, trong tư thế nào cũng được.
Tôi đã học từ Bà nội tôi mà biết dùng chuỗi Mân Côi để tính đường dài, và trong tù thì còn dùng để tính giờ nữa! Nhờ thế mà suốt ngày cứ “xem phim” cuộc đời Chúa Cứu Thế từ đầu đến cuối, xem hoài không chán, càng xem càng mê! Trong phòng tử hình tối thui, ông Cầu đã biết tính giờ từ sáng đến tối bằng 6 lần 15 mầu nhiệm Mân Côi và 3 lần 14 chặng đàng Thánh Giá. Đồng hồ này chính xác hơn đồng hồ điện tử! Đồng hồ này ông chờ nó sẽ điểm giờ một lần duy nhất khi nào người ta gõ cửa gọi ra cho về chầu Chúa. Khốn nỗi Chúa lại sai thiên thần tháo chuông cất đi… cho ông chờ dài cổ, rồi lấy mất luôn cái xâu chuỗi vô giá của ông.
 Được biết Chúa, yêu Chúa và theo Chúa trên chính con đường thập giá, không phải đi mà nằm, nằm sẵn trên thánh giá, chỉ chờ người ta dựng lên là sẽ được nghe Chúa nói “Ngay hôm nay con sẽ được ở trên thiên đàng với Ta“. Thật là tuyệt vời phải không, anh Cầu!
Nhưng Chúa lại không cho anh được “phong thánh tức khắc” (Santo subito), mà để cho anh vác cây cuốc làm cây thập giá, không phải mấy năm, mà mấy chục năm. Rượu để lâu năm mới ngon! Nay Chúa đã đưa chai rượu chôn kỹ hơn ba chục năm để cho mọi người thưởng thức.
Xin tạ ơn Chúa muôn đời.
Nhiều người nhắn tin, yêu cầu tôi “phát biểu cảm tưởng”, thì tôi cũng xin nói thêm. Chuyện “như một sự tình cờ”. Có một bài ca sinh hoạt quen thuộc: “Gặp nhau đây, rồi chia tay, đường trường sông núi hẹn nhau ta sum vầy”. Gặp nhau trong tù cũng vậy thôi. Gặp nhau đây, rồi chia tay…vì lệnh “chuyển trại” có thể tới bất cứ lúc nào. Một điều ông Cầu nói có thể gây thắc mắc, đó là tôi nói chỉ làm Phép Rửa cho ông thôi. Lý do khiến phải rất thận trọng khi làm phép Rửa trong tù là vì “sau đó thì sao?” Làm sao giúp người đã chịu phép Rửa tiếp tục phát huy đời sống đức tin, rồi sau khi ra tù sẽ có cộng đoàn tín hữu nào đón nhận. Trường hợp ông Nguyễn hữu Cầu, tôi an tâm “làm liền”, vì thấy ông đã được Thiên Chúa trực tiếp tôi luyện, cho đối diện với cái chết từng ngày suốt hai năm trời, thực hành – tuy chưa đọc – lời trong thư Hip-ri (12,2-3) “mắt chăm chú nhìn vào Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn đức tin. Vì niềm vui đang chờ mình ở phía trước, chính Người đã chịu khổ hình thập giá, coi thường ô nhục, và nay đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu đựng một sự chống đối như thế từ phía những người tội lỗi, để anh em khỏi sờn lòng nản chí”.
Trong câu chuyện đức tin của ông Cầu cũng như trong nhiều chuyện khác ở trong tù, tôi chỉ là

     Như Một Sự Tình Cờ

      Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa,
làm chân tay cho những người què cụt,
làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
làm lỗ tai cho những người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.
      Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
để đem cơm cho người đói đang chờ,
và đem nước cho người họng đang khô,
đem thuốc thang cho người đang đau ốm
đem áo quần cho người đang trần trụi,
đem mền đắp cho người rét đang run.
     Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đường vắng,
thắp đèn soi cho ai bước trong đêm,
đốt lửa ấm cho những ai giá lạnh,
truyền cảm thông cho lữ khách dơn côi,
nâng phẩm giá cho kẻ đời chà đạp,
đem ủi an cho những kiếp đọa đày.
      Lạy Chúa, xin cứ gởi con vào thôn xóm
đem an hòa cho những ai bất thuận,
đem thanh bình cho kẻ sống âu lo,
đem ủi an cho người đang sầu khổ,
đem niềm vui cho những ai bất hạnh,
đem vận may cho người gặp rủi ro.
     Lạy Chúa, xin cứ đặt con như một sự tình cờ,
đem may mắn cho những ai gặp được
giữa đường đời khi lỡ bước bơ vơ.
Cứ cho con đừng bao giờ khiếp sợ:
giữa biển đời mang con tim núi lửa,
với đôi tay êm ái của mẹ hiền.
      Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả
cho mọi người được hạnh phúc yên vui,
còn phần con, xin gởi hết nơi Ngài
là Thiên Chúa, Tình Yêu và Lẽ Sống,
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
để tin yêu mà vui sống trọn đời.
Trại lao động cải tạo Z30A – 1987

BÊN MỘ LADARÔ



BÊN MỘ LADARÔ (Chúa Nhật V Mùa Chay)

Trong dịp hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm ngôi mộ Ladarô. Từ Vườn Cây Dầu, nếu đi băng đồi theo đường thẳng chỉ chừng 4 km, nhưng hiện nay nằm trong phần đất thuộc Palestine với bức tường bêtông ngăn lối cũ, nên phải đi vòng bằng xe bus khoảng 20 km mất chừng 30 phút. Bêtania tên hiện nay là El - Eizarya. Thăm căn nhà Bêtania. Viếng nhà thờ dâng kính cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Matta trước khi Chúa làm phép lạ cho Ladarô sống lại. Nhà thờ bằng đá không lớn lắm. Phía ngoài nhà thờ, ngay bên đường lộ, một hầm sâu với bậc thang đi xuống, là mộ Ladarô. Mộ đục sâu vào đá, mấy chục bước tam cấp đi xuống, ánh sáng mờ ảo hắt lên những phiến đá lạnh lẽo nhập nhoà lung linh nơi Ladarô đã an nghỉ bốn ngày.
Đứng trước mộ Ladarô, tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng Ga 11,1-45.
Ladarô đau nặng, Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay : "Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng".
Chúa bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa".
Cho dù Ladarô đã chết, nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: "Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin". Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối: "Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy".
Ladarô đã chết nhưng Matta tin chắc chắn Chúa có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu mạc khải: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết". Với lời xác quyết vừa trang trọng vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: "Con có tin điều đó không?".
Matta tuyên xưng: "Thưa Thầy có, con vẫn tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian".
Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ. Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha. Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa. Một số khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và quyết định kết án tử hình cho Chúa.

 ♦♦♦

"Thầy là sự sống lại và sự sống", lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời.


Là Kitô hữu, chúng ta tin có tội lỗi, tin vào thánh giá, tin có sự đau khổ và sự chết, tin vào ơn tha thứ, tin vào niềm vui, vào sự giải thoát, tin vào sự sống và sự sống lại.


Chính vì thế mà tất cả những lời chứa đựng trong Kinh Thánh Tân ước được gọi là Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô chính là nội dung Tin Mừng. Thánh Phaolô thường gọi những lời thuyết giáo của Chúa là "Tin mừng Chúa Kitô" (x.1Tx 3,2; 1Cr 2,12; 4,4; 8,13; 10,14; Pl 1,27; Rm 15,19). Trong Tin Mừng bao giờ cũng nêu lên hai điểm chính yếu: Chúa Kitô đã chết và Ngài đã sống lại (x.1Tx 4,14; 2 Cr 13,4; Rm 4,24-25; 8,34; 14,9).


Sống và chết là qui luật tuần hoàn và phát triển của muôn loài muôn vật. Vạn vật tuy biến hóa, thay đổi hình dạng, nhưng nguyên khí vẫn là một. Trong sự biến hóa, thì chết là để phát sinh sự sống mới, vì : "Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác" (Ga 12, 24). Như vậy: chết là điều kiện nhất thiết để triển nở và thành toàn; chết là một sự thay đổi cách thái hiện hữu ở một  mức độ sung mãn hơn. Dựa theo qui luật tuần hoàn và phát triển đó, chúng ta cảm nhận cách sâu xa khi Chúa Giêsu nói về sự sống con người : "Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời." (Ga 12, 25).


Chết và sống lại đó là hai sự kiện căn bản không thể tách rời. Không thể có sống lại nếu không chết. Trái lại, nếu Chúa Kitô chết không sống lại thì nói như Thánh Phaolô "đức tin của chúng ta chỉ là trống rỗng" (1Cr 15,14), nghĩa là vô giá trị, giả dối. Chết và sống lại là hai sự kiện "bất khả phân". Hai sự kiện của một mầu nhiệm Chúa Kitô.


Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh cách tổng hợp, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa quyền năng vừa là con người yêu thương. Ngài là Thiên Chúa, vì có quyền năng làm cho kẻ chết sống lại. Là con người nhân ái đến thăm gia đình quý mến có người yêu thương đã chết, trái tim Chúa rung động trước những muộn phiền niềm đau chia ly trước sự chết. Chúa "thổn thức trong lòng và xao xuyến". Chúa đã khóc khi đứng trước mộ Ladarô. Chắc hẳn Chúa đã tỏ ra xúc động rất nhiều đến nỗi những người có mặt ở đó đã phải thốt lên: "Kìa xem! ông ta thương anh Ladarô biết mấy!".


Chúa đã cho Ladarô sống lại, hứa hẹn niềm hy vọng cho nhân loại: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết". Niềm hy vọng vào sự sống lại của những người đã chết được Thiên Chúa mạc khải dần dần, dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa.Người "không phải Thiên Chúa của những người chết, nhưng của những người sống" (Mc 12,27).


Ladarô đi vào đường hầm của sự chết. Chúa đã gọi Ladarô quay trở lại: "Ladarô, hãy ra đây!... Người chết đi ra, chân tay còn quấn những mãnh vải…". Ladarô xuất hiện với cùng một thân xác như khi đi vào mồ.


Trong Cựu Ước, ngôn sứ Êlia đã làm cho con trai của bà góa ở Sarépta sống lại (x.1V 17,17-24), ngôn sứ Êlisa cũng làm cho đứa con trai của bà Sunêm sống lại (x.2V 4,32-37). Trong Tân Ước, Phêrô đã làm cho bà Tabitha đã chết sống lại (x.Cv 9,39-42). Chúa Giêsu đã làm cho người chết sống lại ít nhất ba lần: cho con trai bà góa thành Naim (x. Lc 7,11-15), cho con gái một ông trưởng hội đường (x. Mt 9,18-26; Mc 5,35-43; Lc 8,49-56), và cho Ladarô. Cũng như những người được hồng ân sống lại từ cõi chết, Ladarô sau này sẽ lại chết, người thân phải mai táng anh lần nữa.


Chúa Giêsu đối đầu với sự chết ngay trong lãnh địa của nó. Ngài vào và ra khỏi đó như một người chủ vì Ngài nắm giữ chìa khóa sự chết và âm phủ (Kh 1,18). Ngài đã chịu chết nên Thiên Chúa đã ban triều thiên vinh quang cho Ngài (Dt 2,9); Ngài trở nên "trưởng tử giữa các vong nhân" (Cl 1,18). "Nhờ sự chết của mình, Chúa Giêsu đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa" (Rm 5,10) "để chúng ta được lãnh gia nghiệp đã hứa cho" (Dt 9,15). Đối với người Kitô hữu, chính cái chết thân xác mang một ý nghĩa mới. Chết không còn là một định luật con người đành phải tuân theo, đành phải chấp nhận hay một hình phạt do tội lỗi gây ra. Người Kitô hữu "chết cho Chúa", như đã sống cho Chúa (Rm 14,7; Pl 1,20). Nếu họ hy sinh đổ máu để làm chứng cho Chúa, cái chết của họ là một hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa (1Tim 4,6) và đáng được triều thiên sự sống (Kh 2,10; 12,11).


Từ chỗ là do định luật thiên nhiên đáng lo sợ, cái chết trở thành cõi phúc "Phúc thay những người chết trong Chúa" (Kh 14,13), để được sống đời sống mới và ở đó "không còn sự chết nữa" (Kh 21,4). Đối với những ai sống lại với Chúa Kitô sẽ không có "cái chết lần thứ hai" (Kh 20,6). Như thế đối với người Kitô hữu, chết là một phúc lợi vì được chính Chúa Kitô là sự sống (Pl 1,21).


Thiên Chúa là Đấng có quyền trên sự sống của con người. Chúa Giêsu hứa ban sự sống lại vào ngày sau hết cho những ai tin vào Ngài. Chúa Giêsu đã nối kết niềm tin vào sự sống lại của con người với niềm tin vào chính sự sống lại của Ngài: "Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11,25; 1Cor 15,16-19). Chúa Giêsu đã đưa ra một chiều kích hiện sinh mới, mở ra cho ta con đường tiến tới chân lý sự sống bằng sự chết mà Ngài đã thực hiện. Chính sự tử nạn và phục sinh của Ngài làm cho mọi cái chết trở thành Tin Mừng của sự sống.


Chúa Giêsu không chỉ yêu thương chúng ta bằng tình yêu thần linh của một vị Thiên Chúa, mà còn yêu bằng chính tình cảm đầy tính người của con người. Và dù mang tính con người, tình yêu ấy vẫn rất bao la, quảng đại và triệt để: "Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1b). "Đến cùng" ở đây là tới mức tận cùng của tình yêu con người, không ai có thể yêu hơn được nữa: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13).


Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô không những đã chuộc lại những gì con người đã mất do tội lỗi nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Nhờ sự chết và sống lại mà Ngài đã nối nhịp cầu hiệp thông liên kết giữa Thiên Chúa và con người, thiết lập một tương quan mới Cha con. Nhân loại từ đây không những được ơn tha thứ, được gột rửa sạch tội lỗi để khỏi án chết đời đời, nhưng còn được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Người là Abba, Cha ơi (Rm 8,15).


Sự sống mà Thiên Chúa ban cho con người khi sáng tạo là sự sống trong tương quan giữa Hoá Công và thọ tạo. Sự sống mà Chúa Kitô đem lại cho con người là sự sống trong tương quan giữa Thiên Chúa là Cha và loài người được nâng lên địa vị làm con. Sự sống "tự nhiên" là một thực tại khách quan. Sự sống mới hay sự sống"siêu nhiên" là một trạng thái ân tình mà con người phải đi vào để được thực sự thông hiệp với Thiên Chúa.


Tin và sống trong ân tình Chúa Kitô chính là chiến thắng sự chết, là mang trong mình mầm mống của sự sống đời đời. "Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết" (Ga 11, 26; 1Ga,14). "Không bao giờ chết" là không bao giờ mất hiện hữu trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người.


Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con.

Xin cho chúng con được sống lại trong niềm tin vào Chúa để chúng con được sống dồi dào trong tình thương của Chúa. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An