Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

TIN THI TRAO.





TIN thì TRAO

 Một diễn viên xiếc rất tài ba, anh có thể đi từ ngọn núi này sang ngọn núi kia bằng một sợi dây cáp mà không cần đến vật dụng giữ thăng bằng, mà ở giữa là một vực thẳm.

Khán giả rất đông, thưởng thức, vỗ tay và chúc mừng tuyệt tài của anh.


Không những thế, lần đầu đi sang núi bên kia thì lúc trở về, anh còn đặt một bao ximăng lên chiếc xe cút kít về một cách bình an nữa. Mọi người chăm chú nhìn không chớp mắt từng cử động và bước đi của anh, và thở dài nhẹ nhõm khi anh được bình an.

Anh hỏi tâm trạng mọi người thế nào. Ai cũng trầm trồ ca tụng anh là một thiên tài, một kỳ tích của thế giới, người có một không hai ở trên mặt đất này.


Anh hỏi tiếp: thế mọi người có tin là tôi có thể đi từ ngọn núi này sang ngọn núi kia mà còn chở thêm một người ngồi trên chiếc xe cút kít không?


Mọi người không do dự mà cho câu hỏi này. Dĩ nhiên là được.

Thế ai là người xung phong lên xe để tôi biểu diễn? Anh hỏi tiếp.


Và, mọi người đều tìm lý để từ chối, rồ ra về…


Có một em bé giơ tay chấp nhận. Còn mọi  người thì ngạc nhiên, và hỏi tại sao lại liều vậy.

Thưa các bác, các chú, có gì đâu mà liều. Vì đó là ba của cháu. Cháu tin ba cháu sẽ không bao giờ để cháu gặp phải nguy hiểm. (sưu tầm)


Tin thì trao lời


Lời đây là lời nói. Người ta có thể nói, nói tùm tum, nói nhiều điều và hứa nhiều thứ. Nhưng những lời chân tình, thật lòng thì chỉ khi tin nhau người ta mới có thể nói. Khi tin, họ có thể nói hết những khát vọng, tỏ bày những thầm kín, tâm sự điều riêng tư. Lời nói chất chứa niềm vui và nỗi buồn, vừa muốn giải tỏa và chia sẻ, vừa muốn được người khác lắng nghe và tin nhận. Nhờ thế, đôi bên có thể hiểu, cảm thông và yêu nhau hơn.


Lời là ngôn ngữ Chúa ban cho để con người có thể đến với nhau chẳng những bên ngoài, mà còn có thể đi vào lòng trí và tâm hồn nhau.


Lời đi xuyên qua ranh giới của giới tính hay tuổi tác, văn hóa hay kinh tế, mở ra con đường thênh thang của tình yêu, hạnh phúc và bình an.


Lời giúp người ta đi vào trái tim của nhau, tựa nép bên nhau và sẵn sàng cùng nhau dâng hiến cuộc đời, đi vào xây dựng tương lai, xây dựng tổ ấm.


Lời giúp thêm an ủi, được thêm khích lệ, hỗ trợ can đảm, tăng thêm hy vọng để trườn mình qua khó khăn thử thách gian nan, đụng tới tin yêu và hy vọng, chạm tới thành công và thành đạt.


Lời động viên rất nhiều cho nhau. Lời như bóng mây che mát giữa trưa hè, gió nhẹ khi nóng bức, mưa xuống khi khô cằn. Lời giúp ta vơi đi ưu phiền, nhẹ vơi gánh nặng, quên đi nhọc nhằn, gắng sức hy sinh, tiếp tục vượt khó, tăng thêm nhẫn nại, dày thêm can trường.


Trong niềm tin người ta mới trao cho nhau những lời tốt nhất mang tính xây dựng, bảo vệ và thăng tiến cuộc sống cho nhau và vì nhau.


Nếu thiếu tin tưởng, người ta khó nói chuyện với nhau, khó đến với nhau, và sự dè dặt, nghi ngờ, đề phòng trở thành bức tường vững chắc để chặn họ lại, và họ có thể rất gần về địa lý nhưng lại xa về tâm lý, gần mặt nhưng cách lòng.

Tin thì trao thời


Cũng vậy, nếu thiếu niềm tin, con người khó đến với nhau, càng khó hơn để trao gởi thời gian trai trẻ, thời kỳ xuân xanh cho nhau quản lý, bảo vệ.


Thời đây là thời gian. Thời gian là vàng bạc. Quý vậy mà người ta vẫn sàng sàng dành cho nhau mọi lúc mọi nơi để chia sẻ, và phục vụ nhau.


Khi yêu, người ta sẵn sàng trao gởi tất cả thời gian cho nhau và vì nhau. Với họ, bao nhiêu thời gian cũng vẫn ít, vẫn thiếu.


Nhờ tình yêu và can đảm, con người dám dành cho nhau hết thời gian sống của đời mình. Một quyết định mạnh mẽ và không kém phần liều lĩnh. Nhưng với họ, đó lại không phải khở dại hay ngu muội, nhưng là hạnh phúc. Hạnh phúc vì được hy sinh trọn thời gian cho nhau.


Không gì quý hơn tuổi đời, bởi nó mở ra đường tương lai tươi sáng, hứa hẹn bao thành điều tốt lành. Những tham vọng và lòng khao khát mạnh mẽ của trái tim khiến họ còn muốn đạt tới những kỳ diệu lớn lao hơn trong cuộc sống hơn. Vì thế, việc trao thời, việc hợp tác với người mình tin tưởng sẽ là lý do lớn để trao cho nhau thời gian và tương lai của mình cho người mình yêu.

Tin thì trao đời


Đời đây là cuộc đời. Nếu không có tình yêu, chắc chắn không ai dám làm thế. Vì có quá nhiều bất hạnh và đau khổ trong các gia đình, nơi các bạn trẻ. Nhìn từ bên ngoài, dường như họ chẳng biết gì là hạnh phúc, an vui, mà chỉ toàn là bất trắc, đáng sợ.


Rồi thực tế, thì lại vẫn khác, họ vẫn tìm đến nhau, chia sẻ cho nhau niềm vui cùng nỗi buồn. Rồi họ cần có nhau, đến độ không có không được. Chính tình cảm hun đúc đời sống của họ. Chính tình yêu cho họ nghị lực và can đảm. Chính tình yêu nối kết họ lại đến độ, không có bất cứ sức mạnh nào có thể tách rời họ ra được.


Nếu được yêu, ta sẽ thấy mình giá trị hẳn lên. Ai đang yêu đều nhìn thấy cuộc sống dễ thương, đáng yêu, muốn sống và ham sống. Ai đang yêu đều thấy mình đẹp, và thấy cần hải làm đẹp. Làm đẹp không phải vì mình, nhưng vì người đang yêu mình. Và đôi bên làm đẹp cho nhau, giúp nhau nhận ra giá trị thực của cuộc sống và sự cần thiết phải có nhau. Chính vì thế, việc trao gởi cuộc đời cho  nhau, với họ là chuyện hãnh diện, là niềm kiêu hãnh, chứ không phải là khờ dại. Họ tự hào vì được làm như thế.


Tình yêu giúp cho họ có thêm niềm tin. Nhờ niềm tin, họ càng yêu thương nhau hơn. Nhờ thương nhau, họ trở nên một. Một xương một thịt, một hướng đi, một lý tưởng xây dựng tương lai, đạt tới một gia đình hạnh phúc và giáo dục con cái nên con ngoan hiếu thảo.


Tình yêu giúp họ sẵn sàng dâng hiến đời mình cho nhau. Để đời anh thuộc về em, và đời em thuộc về anh. Chẳng gì quý hơn sự sống và cuộc đời của mình. Nhưng vì tình yêu, họ sẵn sàng trao hiến tất cả để làm vui lòng, đẹp lòng người yêu. Với họ được hiến trao đời mình là quyết định vĩ đại, là món quà vĩ đại, vô giá được dành riêng cho người mình yêu.

Tin thì trao lòng


Lòng đây là tấm lòng. Ngôn ngữ không lời thể hiện mãnh mẽ nhất nơi tấm lòng. Ngôn ngữ dù có văn vẻ, thơ mộng, khéo léo đến đâu cũng không thể diễn đạt hết tất cả tư tưởng và tâm hồn. Chính vì thế, người ta phải sử dụng ngôn ngữ của trái tim. Họ nhận ra nhau bằng ánh mắt, qua hơi thở, và nhất là bằng tấm lòng đối xử tử tế với nhau.


Có thể dáng vẻ bề ngoài, diện mạo, ăn mặc; có thể kiến thức kém cỏi, ứng xử không khéo; có thể vật chất khó khăn, gây khó khăn hơn cho họ, nhưng với tấm lòng, chắc chắn họ nhận ra nét đẹp thật của nhau qua hy sinh, phục vụ, nhẫn nại, bao dung, từ tốn, từ tâm, nhân hậu. họ sẽ sử dụng tấm lòng để nhận ra, để đón nhận tấm lòng của nhau.


Chính vì nhận ra món quà quý giá là tấm lòng, nên tất cả những thiếu sót, yếu kém, vụng về của nhau trở nên nhỏ bé không đáng bận tâm. Tấm lòng mới đáng trân trọng, đáng ngợi ca. Tấm lòng mới là quá lớn mà họ nhận được nhưng không trong cuộc sống.


Thiên Chúa quả tuyệt vời khi cho con người quá nhiều con đường, quá nhiều cách thế để đến với nhau, hiểu nhau và dâng hiến cho nhau.


Dù có sống trong bậc gia đình hay không, thì tấm lòng luôn là điều quý giá. Người sống bằng tấm lòng luôn được người khác quý mến, tin tưởng và thương yêu.


• Trong niềm tin, họ hiện hữu bên nhau và bên Chúa.

• Trong niềm tin, con người đủ sức mạnh để chống lại ma quỷ và mọi chướng ngại trên đường xây dựng hạnh phúc.

• Trong niềm tin, con người có thể loại trừ mọi sợ hãi, lắng lo đe dọa đến cuộc đời của họ.

Trong niềm tin, sự chết cũng phải cúi đầu tùng phục và nhường chỗ cho tình yêu và tấm lòng.

• Trong niềm tin, con người đạt được lý tưởng của mình là sống hạnh phúc, sống mãi trong tình yêu bên nhau và bên Chúa.
THANH THANH
Nguồn : tinvui.info







Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

KHONG QUYEN LUC NAO...

Không Quyền Lực Nào

“Đức Tin không thể nào bị bóp nghẹt bởi bất cứ quyền lực nào!”. Đó là lời tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ George Bush trong buổi chào từ giã Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (19/9/1987) nhân dịp Ngài viếng thăm Hoa Kỳ.
Trong bài diễn văn từ giã Đức Thánh Cha, phó tổng thống Hoa Kỳ nói rằng Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục làm việc tại Liên Xô sau hơn 60 năm tuyên truyền cho chủ thuyết vô thần.

Ông George Bush kể lại cho Đức Thánh Cha như sau: “Trong nghi lễ an táng tổng bí thư Breznev tại Mascơva, một lễ nghi với nhiều lính tráng và hoa tím, nhưng không có Đức Tin và Lời Chúa, tôi theo dõi bà quả phụ đang tiến đến quan tài để nói lời từ biệt... 

Kìa, có Chúa làm chứng cho tôi, giữa sự lạnh cóng của một chế độ độc tài, bà Breznev chăm chú nhìn người chồng, rồi cúi nhẹ xuống và làm dấu thánh giá trên ngực của người chết...”

Ông Bush cũng kể lại rằng ông đã gặp Mao Trạch Đông trước khi ông này qua đời. Chủ tịch họ Mao đã tâm sự với ông như sau:

“Tôi sắp sửa về Trời, tôi đã nhận được lời mời gọi của Chúa”.

Đưa ra hai sự kiện trên đây, ông Bush kết luận: Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người...

Lời phát biểu trên đây của ông George Bush có lẽ phải làm cho chúng ta phấn khởi. Thiên Chúa vẫn luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta. 

Chính những nơi mà chúng ta tưởng Ngài đã bị gạt bỏ hoàn toàn, chính những lúc mà chúng ta tưởng như Ngài không có mặt, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động. Bởi vì Thiên Chúa không thể là Thiên Chúa nếuNgài không yêu thương con người.

Chúng ta tiếp nhận sự sống từ chính Chúa, như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời. Thiếu ánh sáng mặt trời thì không thể có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Chúa thì không thể có sự sống... 

Thiên Chúa thông ban sự sống cho chúng ta, bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những kẻ chối bỏ hoặc thù ghét Ngài.

(Nguồn: R. Veritas)

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

: LIEN LAC HIEP SINH - HIEP CA : THU MOI HOP VE LE GIO BO L.TIEN




HIỆP SINH – HIỆP CA
THƯ MỜI HỌP
Thân gửi : Quý Cha,
Quý Anh Chị Em HIỆP SINH – HIỆP CA,
Ngày 02 tháng 10 năm 2014, lễ giỗ 20 năm Bố Phaolô PHẠM LONG TIÊN op yêu quý của chúng ta.
Theo truyền thống tốt đẹp của HIỆP SINH - HIỆP CA, hằng năm vào dịp Giỗ Bố, chúng ta vẫn họp mặt tại Nhà Thờ Mai Khôi và Trung tâm Phục Sinh, cùng nhau tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Bố, các Anh Chị Em HIỆP SINH - HIỆP CA và thân nhân đã qua đời, sau Thánh Lễ là Phần tưởng niệm Bố và tiệc giỗ.
Trong những ngày gần đây qua facebook và email, chúng ta được biết HIỆP SINH - HIỆP CA Hải ngoại đang nô nức chuẩn bị tổ chức chương trình HỘI NGỘ và Lễ giỗ Bố.
Năm nay, lễ giỗ 20 năm của Bố, chúng ta cần tổ chức quy mô hơn, qui tụ anh em về đông hơn (mời Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Hiệp Sinh, Hiệp Ca và Thân nhân – nên chăng chúng ta mời thêm Giáo xứ và Nhà Dòng Mai Khôi, Sinh viên Công Giáo và Phục Hưng, Thân nhân Bố Long Tiên và Giới Trẻ Đồng Hương Trung Lao cùng hiệp dâng Thánh Lễ tại Nhà thờ Mai Khôi ?), dự kiến được tổ chức vào chiều Chúa nhật 05.10.2014 tại Giáo xứ Mai Khôi.
Thân mời Quý Cha, Quý Anh Chị Đại Diện các Phân Đoàn, các Anh Chị Em Thiện Chí tham dự cuộc họp vào lúc 18h30 ngày Thứ bảy 23 tháng 8 năm 2014 tại Phòng họp & tập hát Hiệp Ca (Phòng Bố Long Tiên ngày xưa) vào cổng 43 Nguyễn Thông (Sau Thánh lễ 17h30 chiều Thứ Bảy tại Nhà thờ Mai Khôi).
Mời Anh Chị Em dự họp, đóng góp ý kiến, chuyển lời mời họp và tin về việc tổ chức LỄ GIỖ 20 năm của Bố tới quý Anh Chị Em HIỆP SINH - HIỆP CA và thân hữu.
Thành thật cám ơn sự nhiệt thành cộng tác của quí Anh Chị Em. Và xin Thiên Chúa Ba Ngôi là Tình Yêu Hiệp Thông xuống muôn ơn lành trên chúng ta.
Liên hệ và đóng góp ý kiến về :
- Vũ Ngọc Chuẩn : ĐT : 0838948812 – 0908597246, vungocchuan@gmail.com
-  Phạm Xuân Kết : ĐT : 0908079997,  ketpham@fdivn.com;


: ĐIỂM TỰA DUY NHẤT TRÊN CÕI ĐỜI



Vào ngày 22:35 Chủ Nhật, 17 tháng 8 2014, thanhtoainguyen . <thanhtoainguyen@gmail.com> đã viết:



ĐIỂM TỰA DUY NHẤT TRÊN CÕI ĐỜI


Vào canh tư đêm ấy (khoảng ba giờ sáng), đang khi các môn đệ vật vã chèo chống con thuyền ngược gió giữa sóng cả trùng khơi thì bỗng phát hiện một bóng ma chập chờn trên sóng nước. Mọi người hốt hoảng la lên. Nào ngờ đó lại là Chúa Giê-su. Ngài trấn an họ: "Chính Thầy đây! Đừng sợ!". Biết vậy, Phê-rô hăm hở đòi đi trên nước như Thầy: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài thì xin truyền cho con đi trên mặt nước và đến cùng Ngài".

Được Chúa chấp thuận, Phê-rô bước ra khỏi thuyền, bước chân chao đảo trên sóng nước như người say. Nhưng khi giáp mặt với gió to sóng dữ giữa đêm đen, Phê-rô quá đỗi kinh hoàng nên bị chìm xuống. Ông hoảng hốt kêu lên: "Lạy Thầy, xin mau cứu con!"

Lập tức, Chúa Giê-su nắm lấy tay Phê-rô, kéo ông lên rồi đưa ông vào thuyền bình an vô sự.     

♦♦♦       

Sống trên đời nầy, chúng ta cũng như Phê-rô đi trên mặt biển. Mọi sự chung quanh đều chao đảo, bấp bênh. Mạng người quá đỗi mong manh. Kiếp người như ngọn đèn lung linh trước gió, như giấc chiêm bao!
Cuộc đời đầy dẫy tai ương

Những thiên tai xảy ra dồn dập khắp nơi trên thế giới: bão tố, lũ lụt, động đất, sóng thần, lốc xoáy... đã gây ra tổn thất khủng khiếp và cướp đi rất nhiều nhân mạng.

Bên cạnh đó, những tai hoạ do con người gây ra cũng khủng khiếp và tàn bạo không kém: chiến tranh, bạo lực, khủng bố… lan tràn.

Trước những tai ương hoạn nạn đó, con người biết tìm đâu nơi nương tựa vững bền? Biết bám víu vào ai để bảo toàn mạng sống? Biết dựa vào sức mạnh nào để đương đầu?
Tìm đâu ra một điểm tựa vững bền?

Tựa vào tiền của ư? Tiền của không mua được sức khoẻ và sự sống. Những tỷ phú giàu nhất thế giới cũng không thoát khỏi bệnh tật, tai ương và chết chóc.

Tựa vào địa vị, chức quyền ư? Những tổng thống, vua chúa quyền lực nhất thế gian cũng chỉ được ngồi trên ngai trong thời hạn ngắn rồi bị truất phế và tất cả không trừ ai đã vùi thây dưới mộ.
Tựa vào khoa học kỹ thuật tiên tiến ư? Nền kinh tế lớn mạnh và trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của Nhật cũng không cứu được dân tộc Nhật Bản khỏi đại họa sóng thần khủng khiếp tàn phá Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.

Mọi thứ đều bấp bênh

Hành trình của con người trên dương gian không khác chi hành trình của Phê-rô trên mặt nước; nhìn trước, nhìn sau, nhìn lui, nhìn tới, mọi thứ đều chao đảo, tất cả đều bấp bênh, chẳng có gì vững bền. "Ôi nhân sinh là thế: như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao" (Nguyễn Công Trứ)

Biết nương tựa vào đâu?

Con người không thể dựa vào người khác vì tất cả những người khác cũng đang ở trong tư thế bấp bênh, chao đảo như mình. Một chiếc tàu sắp đắm không thể cứu vớt chiếc tàu khác cũng đang chìm đắm như mình.

Cần phải có một "quyền lực" nào đó ở bên trên, ở một bờ bến vững vàng, mới có thể cứu vớt những ai đang chìm đắm trong biển đời chao đảo.
Hãy nắm lấy bàn tay Chúa Giê-su

Duy chỉ có bàn tay Chúa Giê-su mới có đủ quyền năng cứu vớt mọi người trên dương thế và bàn tay ấy luôn đưa tay ra để nâng đỡ, dìu dắt, cứu vớt bao người.

Bàn tay Chúa Giê-su đã đẩy lùi bệnh tật ra khỏi kiếp người: chạm đến những người phong hủi khiến những người nầy được sạch (Mt 8,3); đặt lên "những người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn và họ được chữa lành" (Lc 4, 40)

Bàn tay Chúa Giê-su trả lại ánh sáng cho người mù tối: chạm đến mắt người mù khiến y được sáng. (Mt 9,29. 20, 34))

Bàn tay Chúa Giê-su đã lôi kéo con người ra khỏi cõi chết: nắm lấy bàn tay bé gái đã chết và trả lại sự sống cho em. (Mt 9,24)

Và cũng chính bàn tay ấy đã đưa ra nắm lấy tay Phê-rô đang chới với giữa sóng gió hãi hùng, kéo ông khỏi bị chìm đắm và đưa ông vào trong lòng thuyền bình an vô sự. (Mt 14, 31)

 ♦♦♦

Lạy Chúa Giê-su,

Chỉ có Chúa và duy chỉ có một mình Chúa mới là điểm tựa duy nhất cho nhân loại đang chơi vơi, chao đảo giữa biển đời tăm tối hãi hùng.

Xin soi sáng cho nhân loại hôm nay khám phá ra bàn tay đầy quyền năng của Thiên Chúa Tình Yêu đang luôn vươn ra để che chở và cứu vớt mọi người.

Xin cho chúng con được trở thành bàn tay nối dài của Chúa, sẵn sàng đưa ra nắm lấy những bàn tay khác đang gặp sóng gió gian nan.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Nguồn : CongGiaoVietNam







LỊCH SỬ BỨC ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP





LỊCH SỬ BỨC ẢNH MẸ HẰNG CỨU GIÚP

Tôi là bức họa được người ta đặt cho nhiều tên, nào là "Kim Mẫu", nào là "Đức Trinh Nữ chịu nạn", "Mẹ của các Tu Sĩ DCCT", "Mẹ các gia đình Công Giáo". Nhưng tên được chọn cho tôi là "Mẹ Hằng Cứu Giúp", đó cũng là danh hiệu mà Đức Giáo Hoàng Piô IX muốn các Tu Sĩ DCCT rao truyền cho mọi người biết đến.

Chuyện của tôi là chuyện Thiên Chúa đã ra tay biến những việc tầm thường nhân loại trở thành chuyện thiêng liêng linh thánh như thế nào. Tôi có một quá trình lịch sử phức tạp và phiêu lưu, nhưng nếu nhìn "từ trên cao" thì chỉ là một đường thẳng kéo dài xuyên qua lịch sử nhân loại. Nhưng quan trọng hơn cả, ấy là việc tôi hiện diện trong đời sống tông đồ của các Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Chí Thánh.

"Khi đã thấy Đức Mẹ một lần thì chỉ mong chết để được nhìn thấy lại gương mặt của Mẹ" ( Bernadette ).
♦♦♦
Một lần kia, muốn biết giữa các kiểu ảnh Đức Mẹ đã được in ra phổ biến khắp nơi, ảnh nào giống Đức Mẹ thật nhất, người ta bày ra trước mặt chị Bernadette Soubirous, người đã được diễm phúc nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra 18 lần tại hang đá Lộ Đức. Các bức ảnh lần lượt được duyệt qua dưới con mắt chăm chú của chị Bernadette. Lúc ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( bức ảnh mô phỏng theo bức hoạ cổ truyền HODEGETRIA ) vừa phớt qua thì chị Bernadette chụp lấy ngay và reo lên: "Bức ảnh này có một cái gì đó tương tự." Không chỉ có chị Bernadette mà thôi, mà cả chị Lucia là người thấy Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, khi nhìn thấy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cũng bảo rằng mẫu ảnh này giống với Đức Mẹ. Giống nét mặt hay giống bởi mầu nhiệm chất chứa trong đó ?
Gốc tích
Tương truyền rằng, ngày xưa Thánh Luca có vẽ một bức họa Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài Đồng. Như ta biết, Thánh Luca là người đã viết những chuyện liên quan đến Đức Mẹ thật chi tiết. Có người cho rằng sở dĩ ngài đã viết được như thế là vì được Đức Mẹ "thủ thỉ" kể cho nghe. Khi bức họa được dâng lên cho Mẹ xem thì Mẹ phán: "Ơn thánh Mẹ sẽ theo bức ảnh này."
Sang đến thế kỷ thứ V, tại thành Constantinople, có một bức họa rất thời danh được mọi người ca ngợi là tuyệt tác, lịch sử ghi dấu dưới cái tên HODEGETRIA ( Đức Mẹ dẫn đường ). Thời đó người ta cho rằng thánh Luca là người đã phác hoạ nên nguyên bản bức ảnh này.
Vào đầu thế kỷ XII, tại đảo Crêta, Địa Trung Hải, bức hoạ HODEGETRIA được các hoạ sĩ Âu – Á dung hoà hai quan niệm hội hoạ Âu – Á để vẽ ra nhiều bức ảnh thời danh. Ngày nay, nguyên bản bức HODEGETRIA đã bị thất lạc. Tuy nhiên, người ta còn giữ được nhiều bản phụ mô phỏng theo bức hoạ đầu tiên mà bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là một trong các phụ bản đó.
Đến cuối thế kỷ XV, trên đảo Crêta, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được các tín hữu sùng kính đặc biệt và được mệnh danh là bức ảnh hay làm phép lạ. Thế rồi một sự cố bất thường xảy ra. Người ta biết được biến cố này là nhờ tìm thấy tại sở văn khố Vaticanô ba mảnh giấy rất cũ, chúng là bản sao của một mảnh giấy ghi lại lịch sử của bức ảnh, nội dung mảnh giấy đó như sau:
Bức ảnh bị đánh cắp
Cuối thế kỷ XV, một thương gia buôn bán rượu, người đảo Crêta đã ăn trộm bức ảnh trong một Tu Viện và đem qua Rôma. Sau khi thoát khỏi một tai nạn đắm tàu, ông đến Rôma và lâm bệnh nặng. Trước lúc qua đời, ông kể lại cho một người bạn Ý nghe việc ông đã đánh cắp bức ảnh đó từ đâu và nó được tôn kính như thế nào. Với giọng yếu ớt của người hấp hối, ông khẩn khoản nài xin người bạn Ý đem bức ảnh trả lại cho một Nhà Thờ nào đó để được công khai tôn kính. Sau khi người lái buôn chết, người bạn lục lọi trong đống hàng hoá thì quả thật, có thấy bức ảnh Mẹ. Ông định tâm đem bức ảnh trả lại cho Nhà Thờ gần nơi ông ở. Nhưng đang lúc đó, vợ ông biết được, ngăn cản ông trả lại bức ảnh và giữ lại cho bằng được. Giữa lời hứa với người quá cố và sự biện bạch của người vợ thân yêu, ông đã chiều lòng vợ, không đem trả bức ảnh.
Thời gian qua đi, ông quên lời cam kết và bức ảnh vẫn được giữ lại trong phòng của vợ chồng ông 9 tháng. Nhưng một hôm, Đức Mẹ hiện ra cho ông biết: ông không có quyền giữ lại bức ảnh mà phải đem đến một nơi xứng đáng hơn. Ông làm ngơ. Mẹ lại hiện ra lần hai, ông vẫn ngoan cố. Mẹ lại hiện ra lần nữa cảnh cáo ông. Lần này ông hoảng sợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Ông đem chuyện kể cho vợ nghe và xin vợ thi hành ý định của Mẹ. Vợ ông là người ương ngạnh, khi nghe ông nói thì cho là điều vu vơ, mộng mị nên không đồng ý. Mẹ lại hiện ra lần thứ tư và bảo ông: "Ta đã hiện ra bao lần để cảnh báo con mà con không chịu nghe. Vậy con phải ra khỏi nhà này trước, rồi Ta sẽ đi đến một nơi xứng đáng hơn." Ít ngày sau, con người "nể vợ" này ngã bệnh và qua đời.
Trước cái chết đột ngột của chồng, bà vợ cứng lòng vẫn chưa lay chuyển, bà cứ khư khư giữ lại bức ảnh. Một hôm, đứa con gái 6 tuổi của bà hớt hải chạy đến nói với bà: "Mẹ ơi, con vừa gặp một bà đẹp lắm. Bà ấy bảo con về nói với mẹ rằng: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp muốn được trưng bày trong một ngôi Thánh Đường ở thành Rôma để dân chúng sùng bái, và Người muốn ra khỏi nhà chúng ta". Nghe con nói vậy, bà mẹ bắt đầu nao núng, phát nghi là mình đã nhúng tay vào cái chết của chồng. Bà trù trừ… rồi quyết định vâng lời Đức Mẹ. Nhưng phút cuối bà lại gặp phải bà hàng xóm khô đạo. Bà này khi nghe chuyện liền nói với bà: "Hơi đâu tin chuyện trẻ con, Đức Mẹ bận tâm chi bức ảnh nhân tạo này. Không tin bà cứ đem quăng bức ảnh vào lửa, nó sẽ bốc cháy như bất cứ thanh củi gỗ nào. Nếu bà ngượng tay, bà để tôi." Rồi bà ta còn hỗn láo nhiều lời với Đức Mẹ nữa.
Đến chiều tối, lúc về nhà, bà khô đạo này đã lăn ngã xuống đất, trong mình đau nhức, ở cánh tay có cái ung độc mọc ra, sưng lên mỗi lúc một to. Trước cơn bệnh kỳ lạ, bà sực nhớ đến lỗi mình đã phạm. Bà khóc lóc, kêu van, xin đem ảnh Mẹ đến. Trước tôn nhan Mẹ, bà cầu nguyện xin ơn tha thứ.
Một sự lạ bất ngờ xảy ra: tay bà vừa đụng vào bức ảnh thì bệnh lạ kỳ kia biến tan, không để lại vết tích gì. Một câu hỏi nảy ra trong đầu hai người phụ nữ sám hối này: Mẹ muốn chúng ta đưa Mẹ đi đâu ? Mẹ liền hiện ra với em bé và nói: "Con hãy nói với mẹ của con là Ta muốn được trưng bày ở khoảng giữa Nhà Thờ Đức Bà Cả và Nhà Thờ Thánh Gioan Latêranô, tức trong ngôi Thánh Đường kính Thánh Mátthêu". Lần này, người mẹ nghe theo lệnh của Mẹ và đã liên lạc với các cha Dòng Augustin là những người đang phụ trách Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Bà mời các cha đến nhà, kể lại sự tình và chuyển giao bức ảnh cho các ngài. ( Tranh kính màu minh họa sự tích ).
 Ba trăm năm tại Nhà Thờ Thánh Mátthêu
Ngày 27.3.1499, các cha Dòng Thánh Augustin đã tổ chức một đám rước cực kỳ long trọng đưa ảnh Mẹ về Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Cũng vào ngày ấy, Mẹ mở đầu "sứ mệnh hằng cứu giúp" của Người bằng một phép lạ cả thể: một người đàn ông bị bại tay nhiều năm đã khiêm nhường cầu xin với Mẹ, nài xin người ta cho được chạm vào ảnh Mẹ, khi vừa chạm vào ảnh Mẹ, cánh tay khô cằn kia liền được chữa lành ngay tức khắc. Ông liền đi theo đám rước hát mừng ngợi khen Mẹ. Đây là phép lạ đầu tiên Đức Mẹ làm tại kinh thành Rôma. Phép lạ khai mào cho một chuỗi dài ơn thiêng mà Mẹ sẽ làm dưới tước hiệu "Mẹ Hằng Cứu Giúp".
Năm 1778, là năm mà theo Sở Văn Khố DCCT, bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn vinh gần 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên đồi Esquilinô, trong Thánh Đường kính Thánh Mátthêu. Dân chúng tấp nập đưa nhau tới kính viếng và cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ đều đáp lại bằng muôn vàn ơn thiêng.
300 năm lừng danh Mẹ đã chinh phục lòng Giáo Dân Rôma. Nhưng rồi một biến cố xảy ra. Năm 1798, khi rầm rộ tiến vào Rôma để công bố cái gọi là "cộng hoà tự do cho người Rôma", đạo binh của Napoléon I đã mặc sức hoành hành, phá huỷ gần 300 ngôi Thánh Đường trong đó có Nhà Thờ kính Thánh Mátthêu ( ngày 3.6 ). Các cha, các thầy Dòng Augustin phải lên đường tản cư, mang theo bức ảnh về Tu Viện Đức Thánh Trinh Nữ ở Posterula. Vì đã có bức ảnh Đức Trinh Nữ trong Nguyện Đường, nên các ngài đặt ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong một Nhà Nguyện nhỏ của Dòng.
Vị Tu Sĩ già và chú giúp lễ
Thời kỳ loạn lạc kéo theo năm tháng dài thầm lặng. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như bị quên lãng. Nhưng Mẹ còn có một người đi theo Mẹ trên đường lưu lạc. Đó là thầy Augustin Orsetti. Nay thầy đã là một cụ già 86 tuổi, sức yếu, mắt đã loà, nhưng không ngày nào thầy quên đến quỳ trước ảnh Mẹ để cầu nguyện.
Từ năm 1838 đến 1851, tại Nhà Thờ Đức Trinh Nữ Posterula, có một cậu bé người Ý thường đến giúp lễ, tên là Micaen Marchi. Thầy Orsetti và cậu lễ sinh trở nên thân thiện. Cậu thích ngồi bên thầy già để nghe kể lại sự tích về mẫu ảnh Đức Mẹ và đã nhiều lần thầy Orestti dẫn bé Marchi đến trước bức ảnh linh thiêng đề cầu nguyện. Khi biết mình sắp rời khỏi cõi đời, thầy gọi Marchi đến và như muốn truyền cho cậu cả mối tâm sự của mình: "Con hãy nhớ, bức ảnh này trước đây đã được tôn kính đặc biệt tại Nhà Thờ kính Thánh Mátthêu. Đừng quên nghe con… Con có hiểu không ? Ôi, ngày xưa Đức Mẹ đã làm bao nhiêu phép lạ !" Cái giọng run run của thầy càng làm cho cậu bé cảm động. Cậu có ngờ đâu mình đến đây để thừa tự một lời di trối. Ít lâu sau, thầy Orsetti qua đời ( 1853 ). Năm 1855, Micaen Marchi xin gia nhập DCCT.
Duyên "tiền định"
Cũng chính năm ấy, DCCT mua Villa Caserta tại Rôma để lập nhà chính. Sau khi hoàn thành công việc xây cất năm 1862, một thành viên văn khố là cha Edouard Schwindehammer, trong lúc lục lọi thư viện đã tìm thấy một mảnh giấy ghi lại những truyện lạ về bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được trưng bày tại Nhà Thờ Thánh Mátthêu trên đồi Esquilinô, mà nay, trên chính mảnh đất này một ngôi Thánh Đường nguy nga vừa được xây lên để dâng kính Thánh An Phong, Đấng Sáng Lập Dòng. Và chính trong vườn của Nhà Dòng, người ta còn thấy vết tích của ngôi Thánh Đường kính Thánh Mátthêu bị phá huỷ trước đây. ( Ảnh chụp trang bìa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp năm 1952 ).
Cha Edouard mang mảnh giấy đọc cho anh em nghe. Cha Micaen Marchi như người ngủ mê bỗng tỉnh dậy, vui mừng nói: "Vậy thì bức ảnh ấy ngày nay vẫn còn, tôi biết bây giờ ở đâu nữa. Vì chính mắt tôi đã từng thấy nhiều lần. Nguyên lúc còn nhỏ, tôi thường hay đi lại Dòng Thánh Augustin. Một thầy Dòng đã có tuổi và rất đạo đức tên là Orsetti không lần nào gặp tôi mà không chỉ và nói cho tôi nghe về bức ảnh hay làm phép lạ đó. Bức ảnh gần như không được tôn kính, không được trang hoàng gì, ngay cả bên cạnh không có ngọn đèn để thắp nữa… Bức ảnh ấy bị bụi bặm phủ đầy và chẳng ai đến kính viếng. Trong nhiều năm giúp lễ ở đó, tôi đã nhiều lần ngắm nhìn bức ảnh ấy."
Cũng trong năm đó, tại Nhà Thờ Giêsu của các cha Dòng Tên, cha Francesco Blosi, một diễn giả trứ danh đang lần lượt giảng về các bức ảnh Đức Mẹ trong thành Rôma. Ngày 7.2.1863, khi giảng về ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngài nói: "Kính thưa anh chị em, hôm nay tôi đến để nói với anh chị em về một bức ảnh Đức Mẹ, vốn rất nổi tiếng nhờ những phép lạ. Nhưng tiếc thay, mẫu ảnh linh thiêng ấy đã thất lạc 70 năm nay, từ ngày biến cố chiến tranh bùng nổ, không có dấu hiệu nào cho biết bức ảnh ấy hiện giờ ở đâu ( … ). Ước vọng của Mẹ là được trưng bày trong ngôi Nhà Thờ khoảng giữa hai Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả và Thánh Gioan Latêranô. Chúng ta biết rằng vinh dự tìm thấy bức ảnh được dành cho thời đại chúng ta. Ai có thể biết hết những ơn lành được ban xuống trên thế giới với việc hồi sinh lòng tôn kính Đức Trinh Nữ, dưới tước hiệu Hằng Cứu Giúp mà Người đã chọn cho mình ?"
Bài giảng hùng hồn ấy vọng đến tai các cha DCCT, các cha chưa biết gì về ước muốn của Đức Mẹ. Cái tin kia khiến các ngài rất vui sướng. Giữa hai Vương Cung Thánh Đường, không có ngôi Nhà Thờ nào ngoài Nhà Thờ kính Thánh An Phong. Phải chăng Đức Mẹ đã tiền định cho các ngài duy trì bức ảnh ? Với niềm mong ước, các ngài đã cầu nguyện, tìm tòi, tra cứu, âm thầm dõi theo bước chân của Đức Mẹ trong ba năm. Quả thực, mẫu ảnh các ngài cần tìm còn trong Nhà Nguyện nhỏ Posterula.
Dòng Chúa Cứu Thế đón Mẹ
Ngày 11.12.1865, cha Bề Trên Cả Mauron và cha Marchi xin vào yết kiến Đức Thánh Cha Piô IX. Sau khi thuật lại cho Đức Thánh Cha nghe lai lịch bức ảnh và niềm mong ước của Mẹ, cha Mauron xin rước ảnh Mẹ về Nhà Thờ Thánh An Phong để thực hiện mong muốn của Mẹ. Ngài còn dâng lên Đức Thánh Cha một bản tường trình các việc do cha Marchi viết và nhận thực. Đức Thánh Cha Piô IX, một tông đồ nhiệt thành của Đức Mẹ, rất cảm động, vì thân mẫu ngài đã từng dẫn ngài đến cầu nguyện trong Nhà Thờ Thánh Mátthêu. Ngài không ngần ngại khi có thể làm hiển danh Mẹ. Ngài liền chuẩn y, ban phép cho các cha DCCT rước ảnh Mẹ về với điều kiện: thay thế cho nguyên bản bằng một bức hoạ mô phỏng để lại cho các cha Dòng Augustin. Các cha DCCT vui sướng trước cái hân hạnh được Đức Mẹ chọn làm kẻ giữ gìn bức ảnh của Người và nhiệt tâm chuẩn bị cho một cuộc rước linh đình.
Ngày 19.1.1866, cha Michel Marchi và cha Ernest Bresciani đến Tu Viện Posterula để thương lượng về việc chuyển giao bức ảnh. Bước vào ngôi Nhà Nguyện nhỏ, cha Marchi nhớ lại cách đây 15 năm khi còn là chú giúp lễ tí hon. Cha cảm động ngước nhìn lên ảnh Mẹ còn đó, cũng một vẻ hiền lành, khả ái, cũng màu sắc ấy, nhưng năm tháng đã ghi lên bức ảnh nhiều vết tang thương.
Sau khi đã lãnh nhận bức ảnh Đức Mẹ từ tay cha Bề Trên Tu Viện Posterula chuyển giao, các cha DCCT đem ảnh về nhà, mời hoạ sĩ trứ danh Leopold Nowotny người Ba Lan đến tu bổ lại nguyên bản.
Sau 70 năm trong bóng tối, ngày 26.4.1866, ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra mắt lần thứ hai với dân thành Rôma. Ảnh Mẹ được rước qua các thành phố Rôma hết sức trọng thể. Trong lúc ảnh Mẹ đi ngang qua một con phố, bao lời kinh dâng Đức Mẹ vang lên, thì trong một căn nhà nhỏ bên đường đang có cảnh rất đau thương: một em bé bốn tuổi đang hấp hối trước đôi mắt bất lực của bà mẹ. Bà mẹ bỗng vụt ra một sáng kiến. Bà ẵm con chạy ra cửa sổ, với một lòng trông cậy mãnh liệt, bà nói to vọng qua cửa sổ: "Lạy Mẹ nhân từ, xin Mẹ hãy chữa cho con của con khỏi bệnh hoặc xin cho nó về thiên đàng." Bỗng nhiên đứa bé tỉnh lại, bệnh tình thuyên giảm dần… Ngày hôm sau, hai mẹ con đến trước bàn thờ Đức Mẹ thắp một cây nến để tạ ơn.
Chuyện thứ hai, trong một nhà khác, một bé gái lên tám, chân bị tê liệt đã bốn năm, khó nhọc lắm mới cử động được. Lúc cuộc rước ảnh Mẹ đi qua, người mẹ đứa bé liền cầu xin Đức Mẹ chữa bệnh cho con mình. Đứa bé bị xúc động mạnh, bệnh tình khỏi đi một nửa. Hôm sau bà giục con đến trước bàn thờ Đức Mẹ cầu nguyện rằng: "Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hãy hoàn tất việc Mẹ đã khởi công". Tức khắc, dưới con mắt kinh ngạc, sửng sốt của mọi người, em bé đứng dậy ngay và đi lại như thường. Đây là hai ơn lạ đầu tiên được ghi vào sổ vàng chính thức ngày Đức Mẹ ra mắt dân thành Rôma nơi Thánh Đường kính Thánh An Phong. Ảnh Đức Mẹ được trưng bày nơi bàn thờ chính.
Ngày 5.5.1866, Đức Thánh Cha Piô IX thân hành đến kính viếng Mẹ nơi ngôi Thánh Đường mới và uỷ thác cho các Tu Sĩ DCCT phải truyền bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho toàn thế giới. Nhìn lên ảnh Mẹ, ngài kên lên: "O quam formosa est… Ôi, Mẹ đẹp thật !"
Ngày 23.6.1867, sau tuần Tam Nhật Thánh long trọng, các kinh sĩ thuộc Hội Kinh Sĩ Thánh Phêrô tại Rôma đã tổ chức một nghi lễ đặc biệt để tôn kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trước sự hiện diện của đám đông khách hành hương, các Kinh Sĩ đã đặt một triều thiên quí giá lên đầu Chúa Giêsu Hài Đồng và một triều thiên khác trên đầu Đức Mẹ. Sau đó, Tu Sĩ DCCT đã chọn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng cho sứ vụ chính của Dòng là giảng Đại Phúc. Và Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được thành lập ngày 31.3.1876.
Ngày ngày dân chúng lũ lượt kéo nhau lên đồi Esquilino, Nhà Thờ Thánh An Phong để chiêm ngắm và cầu nguyện với Mẹ. Từ nay, nơi này cũng như trên khắp các lục địa, Đức Mẹ tiếp tục thi ân với tước hiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những ai đến cầu xin Mẹ với lòng tín thác.

Lm. Giuse NGUYỄN VĂN HỘI, DCCT, tổng hợp
Nguồn : Ephata 623







Chuyển tiếp: ĐẾN VỚI CHÚA NHỜ MẸ MARIA_1♦

:





ĐẾN VỚI CHÚA NHỜ MẸ MARIA

Linh mục Silvanus và mục sư Tin lành Henry cùng nhau đến lâu đài Patien để xin hoàng tử trợ giúp tài chánh cho dự án của mình. Linh mục Silvanu thì có ý định xin tiền để xây nhà thờ, còn mục sư Henry thì xin tiền để xây trường học. Đến nơi họ được hoàng tử Amihus tiếp kiến riêng từng người một. Vị được vào trước hết là mục sư Henry, nhưng chỉ vài phút sau, người ta thấy mục sư bước ra vẻ mặt buồn so, vì dự án xin tài trợ không được hoàng tử chấp nhận. Mục sư ngồi lại để chờ linh mục Silvanus để cùng về chung. Mục sư hết sức ngạc nhiên khi thấy linh mục Silvanus bước ra khỏi phòng tiếp kiến của hoàng tử vẻ mặt hớn hở, tay xách một túi tiền khá nặng. Mục sư Henry liền thắc mắc: tại sao linh mục được tài trợ như vậy, bởi vì khi tôi vào tiếp kiến trước đó thì hoàng tử đã cho tôi biết là Ngài sẽ không chấp nhận bất cứ dự án nào khác. Linh mục Silvanus trả lời:

Dĩ nhiên đúng như vậy, thoạt đầu hoàng tử đã chối từ lời xin của tôi, nhưng khi nhìn qua bên cạnh thấy bóng dáng hoàng hậu, tôi liền đến trước hoàng hậu để xin hoàng hậu bầu cử thêm dùm, và hoàng tử đã đổi ý kiến, nghe lời khẩn cầu của hoàng hậu mà tài trợ cho dự án của tôi. Hoàng tử đã thân thưa với mẹ: "Mẹ đồng ý thì con cũng đồng ý".

                                                                                  ♦♦♦

Mẹ đồng ý thì con cũng đồng ý. Đó là sứ điệp trung tâm của truyện vui vừa kể trên. Người công giáo chúng ta có lòng tôn sùng Mẹ Maria. Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Mẹ Maria đồng ý khẩn cầu với chúng ta thì làm sao Chúa Giêsu có thể từ chối được. Dù giờ của mình chưa tới, nhưng khi Mẹ khiêm tốn can thiệp cho gia chủ tại tiệc cưới: họ đã hết rượu rồi. Thì Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước hóa thành rượu ngon.

Vai trò của Mẹ Maria bên cạnh Chúa Giêsu quan trọng biết là chừng nào! Vào mỗi dịp tháng mười, tháng mân côi kính Đức Mẹ, chúng ta hãy chạy đến Mẹ, phó thác và dâng trọn cả đời sống cho Mẹ, xin Mẹ thương hướng dẫn chúng ta đến gặp Chúa Giêsu, con Mẹ.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã chia sẻ trong tác phẩm Đường Hy Vọng vài suy tư về Mẹ như sau: "Không có Mẹ, dù mọi người lo lắng bảo đảm đến đâu, em bé cũng không đi theo, nhưng đi với Mẹ, băng rừng vượt suối, đói rét em vẫn đi. Trong cuộc chiến, bao nhiêu bà mẹ chết rồi, con vẫn la lết nằm một bên. Trên Đường Hy Vọng, con nắm lấy tay Mẹ Maria, có Mẹ đủ cho con rồi, con không cô đơn. Mẹ là nguồn sống, là an vui, là hy vọng của chúng con: Đây là Mẹ con, sau phép Thánh Thể, Chúa không thể trối gì hơn cho con. Mẹ đã đạp đầu rắn, Mẹ sẽ giúp con chiến thắng ma qủy, xác thịt, thế gian. Mẹ sẽ ban cho con ơn giữ vững lý tưởng cao cả Chúa đã đặt vào lòng con''.

                                                                    ♦♦♦

Lạy Mẹ Maria, Mẹ chúng con, con cám ơn Mẹ cả đời con, vì tất cả những gì Mẹ đã làm cho con, đã ban Chúa Giêsu cho chúng con, đã giúp con làm chứng trung thành cho Chúa Giêsu, con Mẹ. Xin Mẹ đứng bên cạnh con mỗi ngày và cách riêng trong ngày cuối cùng của đời con, trong giờ lâm tử, Amen!


R. Veritas
Nguồn : tinvui.info








Vu Lan, Nghĩ Về Mẹ và Quê Hương




 
Hello all,
Moi xem...

Vu Lan, Nghĩ Về Mẹ và Quê Hương

Trần Trung Đạo

tâm bút

Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe "thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ" Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.

Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.


Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơi ngày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gủi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.

Hơn mười năm trước, tôi có viết một bài thơ về mẹ, trong đó có hai câu đã trở thành quen thuộc:

Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra. Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Bài thơ đơn giản và dể hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.

Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng "con đi nghe". Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn. Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội.

Nếu có một quốc gia mà những người dân của quốc gia đó đã phải từ chối chính đất nước mình, từ chối nơi đã chôn nhau cắt rốn của mình, tôi nghĩ, đất nước đó không còn bao nhiêu hy vọng. Việt Nam sau 1975 là một đất nước sống trong tuyệt vọng như thế. Dân tộc Việt Nam những năm sau 1975 là một dân tộc sống trong tâm trạng những kẻ sắp ra đi. Sài Gòn giống như một sân ga. Chào nhau như chào nhau lần cuối và mỗi ngày là một cuộc chia ly. Bắt tay một người quen, ai cũng muốn giữ lâu hơn một chút vì biết có còn dịp bắt tay nhau lần nữa hay không. Gặp người thân nào cũng chỉ để hỏi "Bao giờ anh đi, bao giờ chị đi", và lời chúc nhau quen thuộc nhất mà chúng thường nghe trong những ngày đó vẫn là "Lên đường bình an nhé."


Đất nước tuy đã hòa bình rồi, quê hương đã không còn tiếng súng nhưng lòng người còn ly tán hơn cả trong thời chiến tranh. Đêm cuối ở Sài Gòn lòng tôi ngổn ngang khi nghĩ đến ngày mai. Ngày mai sẽ ra sao? Nếu bị bắt tôi sẽ ở tù như lần trước nhưng nếu đi được thì sẽ trôi dạt về đâu?

Suốt sáu năm ở lại Sài Gòn, tôi chỉ nghĩ đến việc duy nhất là ra đi. Khi chiếc ghe nhỏ bị mắc cạn trong một con lạch ở Hải Sơn buổi sáng ngày 11 tháng 6 năm 1981, trời đã sáng, nhiều người, kể cả một trong hai người chủ ghe, cũng bỏ ra về, nhưng tôi thì không. Tôi phải đi dù đi giữa ban ngày. Tôi phải tìm cho được tự do dù phải bị bắt và ngay cả phải trả giá bằng cái chết. Tự do đầu tiên, biết đâu cũng sẽ là cuối cùng và vĩnh viễn. Nhưng hai ngày sau, khi đứng trên boong tàu Mỹ, tôi biết mình vừa mất một cái gì còn lớn hơn ngay cả mạng sống của mình. Đó là đất nước, quê hương, bè bạn, con đường, tà áo, cơn mưa chiều, cơn nắng sớm, và trên tất cả, hình ảnh mẹ. Không phải những người ra đi là những người quên đất nước hay người ở lại bám lấy quê hương mới chính là người yêu nước. Không. Càng đi xa, càng nhớ thương đất nước, càng thấm thía được ý nghĩa của hai chữ quê hương. Không ai hiểu được tâm trạng người ra đi nếu không chính mình là kẻ ra đi.


Nói như thế không có nghĩa là tôi hối hận cho việc ra đi. Không, tôi phải đi. Nhưng chọn lựa nào mà chẳng kèm theo những hy sinh đau đớn. Bài hát Sài Gòn Vĩnh Biệt, tôi thỉnh thoảng nghe trên đài VOA khi còn ở Việt Nam như những mũi kim đâm sâu vào tâm thức. Bao nhiêu điều hai ngày trước tôi không hề nghĩ đến đã bừng bừng sống dậy. Bao nhiêu kỷ niệm tưởng đã chìm sâu trong ký ức đã lần lượt trở về. Tự do, vâng, tôi cuối cùng đã tìm được tự do nhưng đó chỉ là tự do cho chính bản thân mình. Những gì tôi đánh mất còn lớn hơn thế nữa.

Nhớ lại đêm thứ hai trên biển, khi biết chiếc ghe chiều dài vỏn vẹn mười mét rưỡi nhưng chứa đến 82 người của chúng tôi vừa cặp vào thành tàu chiến của Mỹ thay vì Ba-Lan hay Liên-Xô như mọi người trên ghe lo sợ, ai cũng hân hoan mừng rỡ. Đám bạn tôi, có đứa thậm chí còn hô lớn "USA, USA" và ôm chầm lấy những người lính hải quân Mỹ đang dang tay đỡ từng người bước lên khỏi chiếc cầu dây đang đong đưa trên sóng. Tôi cũng vui mừng, biết ơn và cảm động nhưng không ôm chầm hay hô lớn. Lòng tôi, trái lại, chợt dâng lên niềm tủi thẹn của một người tỵ nạn. Chiếc cầu dây mong manh tôi bám để leo lên chiến hạm, trở thành chiếc cầu biên giới, không chỉ cách ngăn giữa độc tài và tự do, của quá khứ và tương lai, mà còn giữa có quê hương và thiếu quê hương. Tôi nghĩ thầm, cuối cùng, tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác, lần lượt bỏ đất nước ra đi mà thôi. Dù biện minh bằng bất cứ lý do gì, tôi cũng là người có lỗi với quê hương.

Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.

Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng 20 cây số phía Nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau chạy dọc theo cánh rừng hoang.

Tôi kính yêu me. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.

Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên. Đêm đêm nằm nghe cha kể chuyện thời trai trẻ buồn nhiều hơn vui của đời ông. Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn. Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối chua chua thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm. Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.


Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm.

Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ có một mình? Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi? Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai? Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai? Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi năm bảy tuổi tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố. Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuổi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.

Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống. Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.


Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình. Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra.

Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.

Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.

Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình.


Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam thì khác hơn nhiều. Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát. Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển. Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nổi, dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ. Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.

Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẻ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc. "Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười" trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình. Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.


Đời tôi là những cơn mưa dài. Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi. Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới của đời mình. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình.


Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng. Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại.



__._,_.___

Posted by: Thinh Uong <uongtran@hotmail.com>

Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)

Yahoo Groups

Instantly Explore All Attachments Within Each Group Conversation
You can now explore files, preview and download photos directly within each conversation.


.


__,_._,___