Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

THA THÚ

From: Thuy Diep Luu

John Shea có kể về truyện một con rắn, khi nghe được một nhà đạo sĩ dạy về giáo huấn của Chúa Giêsu là  phải yêu thương kẻ thù,con rắn quyết định sống theo lời Chúa dạy. Nó không rình rập cắn người ta nữa, và khi những đứa trẻ trong làng nhận ra con rắn này không biết cắn người, liền lấy gậy đập nó, lấy đá chọi nó, làm cho nó bị thương gần chết mà nó vẫn không cắn lại...trong lúc nó bị thương bên vệ đường, nó  gặp lại nhà đạo sĩ đã dạy nó ngày nào. Nhà đạo sĩ ấy thấy nó như vậy liền hỏi, tại sao? Nó kể lại mọi chuyện hy vọng sẽ được nhà đạo sĩ khen là nó đã biết sống theo lời Chúa dạy. Nhưng nhà đạo sĩ sau khi nghe xong liền nói, ta đã bảo con không cắn người ta, nhưng ta đâu có dạy con là không nhe răng ra doạ cho người ta sợ khi con bị rượt đâu?
♦♦♦
Một linh mục trong lúc rao giảng lời Chúa cho giáo dân ở  một ngôi làng bên Trung Quốc thì bị  một người công an chìm đứng lên đòi bắt đưa về lập biên bản, ông công an nói với linh mục đó trước mặt các giáo dân,ông giảng với người ta về Chúa nhân hậu, vậy để tui đánh vào mặt ông xem ông có đủ can đảm đưa luôn cái mặt kia ra cho tui đánh luôn không!? đàng nào ông cũng để tui đánh, vậy trong hai cái má của ông,ông muốn tui vả má nào trước?
Vị linh mục điềm nhiên trả lời  - dĩ nhiên là tui sẽ cho ông đánh luôn hai bên má,  và đàng nào tôi cũng bị đánh nhưng ông muốn chính ông bị đánh trước khi đánh tôi hay sau khi ông đánh tôi? vừa nói vị linh mục vừa hướng mắt nhìn về phía sau lưng viên công an, người công an Trung Quốc quay lưng lại thì thấy có mấy chục người thanh niên đang cầm cuốc mặt đầy sát khí sắp sửa hành hung mình và liền sau đó ông ta sợ quá bỏ đi...

Chúa dạy chúng ta 'nếu ai đánh mình má bên phải, đưa luôn má bên trái cho họ, ai muốn mình đi một dặm, đi luôn hai dặm, ai lấy áo ngoài cho luôn áo trong...' mới nghe tưởng chừng thật vô lý, ai lại để cho người khác đánh mình rồi mình quay mặt cho người ta đánh tiếp bao giờ... Có lẽ chúng ta quá dễ dàng nghe những lời dạy khó nghe để rồi để nó ngoài tai vì nghĩ rằng những lời dạy không hợp thời như vậy chỉ dành cho những nhà tu hành, ngườiđời mà làm như vậy chỉ có bị người ta hại nhiều hơn...

Chúa không nói chúng ta phải đợi người ta vả mình một bạt tai rồi mới tính chuyện phải làm gì! Như vậy chẳng khác gì một lối sống bị động, chờ người khác đánh lấy mình, không có một chút phòng vệ... Chúng ta chỉ có thể hiểu được lời dạy của Chúa qua chính hành trình rao giảng của Chúa... và cũng chính trong hành trình đó, Chúa mời gọi chúng ta: ai muốn đi theo thầy hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà đitheo thầy...

Hành trình đó làgì?
Đó là hành trình của một người sống Tình Yêu vô điều kiện,
Một Tình Yêu không có thù oán ăn miếng trả miếng ,
Một tình yêu đầy tha thứ

Tình Yêu vô điều kiện  là  một tình yêu đến trước, và đi bước trước:
Chúa tìm đến những con người bị bỏ rơi, tội lỗi, bị loại ra bên lề xã hội... và yêu thương họ...Chúa yêu thương họ trước, chứ không chờ họ phải là người hoàn hảo xứng đáng rồi mới suy xét xem có nên yêu họ không... Chúa thương chúng ta trước khi chúng ta biết Chúa là ai, và trước khi chúng ta nên thánh. Nhưng đối với cách sống ngày thường của chúng ta thì ngược lại, phải ai đó yêu mình mình mới yêu lại, người nào đó muốn nhận tình yêu của mình thì phải xứng đáng, vì mình cho rằng tình yêu thương của mình là hoàn hảo, không ai bằng, không gì hơn. Nhưng khi nghĩ tới đây tôi và anh chị em đều hiểu rằng mình đã quá tự phụ, vì chúng ta cũng từng phản bội, từng bất xứng từng bất trung với Chúa và với tha nhân.

Vậy,  ít nhất khi chúng ta bị vả vào má chúng ta cũng cần tự hỏi, phải chăng nó đến từ việc mình thương người, hay là mình làm cho người khác giận quá chịu không nổi phải vả vào mặt mình!?  Hay là chúng ta đã tạo cớ cho người khác hại mình? Có lẽ không ít lần trong đời chúng ta bị hại, bị tổn thương một cách vô cớ,nhưng cũng không ít lần, chính chúng ta là nguyên nhân làm cho điều đó xảy ra... nhiều khi chính trong tình yêu ích kỷ, vị kỷ của mình, mình yêu để sở hữu, để điều khiển người khác, để chứng tỏ mình đáng yêu đáng tôn trọng, chính cái tôi đó đã làm cho mình bị vả vào mặt... nhiều hơn là những lúc mình yêu thật lòng, và yêu vô điều kiện.

Nhưng còn những lúc mình yêu thương hết mình, nhưng  bị người ta hãm hại thì sao?  Đó là lúc chúng ta cần sống tình yêu không lấy oán trả oán.

Chúa dạy chúng ta đưa cả má bên trái, lột cả áo bên trong, nghĩa là Chúa còn mời chúng ta sống một Tình Yêu không bạo hành, không có vũ lực, không hãm hại.

Thời gian gần đây báo đài và dư luận đưa tin một thầy giáo ở Bình Định đã vả vào mặt học sinh mình liên tiếp vì em học sinh ấy đã nói leo trong lớp, và sau đó hai em học sinh bị đánh đã đánh trả lại thầy... Dư luận ai cũng lên án vì ai cũng thấy cái sai trong ngành giáo dục, thấy cái sai trong người thầy và trong các học sinh ngày nay, nhưng chưa ai phân tích được ngọn nguồn tại sao con người trong xã hộ ingày nay lại trở nên như vậy. Khi mà người ta định nghĩa hành vi của chính mình bằng hành vi của người khác. Nếu tôi bị đánh tôi đánh lại... vậy tôi là ai, sẽ dựa vào cách người ta ứng xử với tôi thế nào. Tôi trở thành một người nô lệ trước lời nói và cách ứng xử của người khác... chỉ cần một lời nói bên ngoài có thể làm cho một người vui hoặc buồn hoặc thậm chí có thể trở thành tên sát nhân!

Chúa muốn chính chúng ta chọn cho mình con đường sống tự do yêu thương không vũ lực, nghĩa là khi yêu thương :

• Chúng ta không để cho người khác thay đổi tình yêu của mình,
• Chúng ta không bán rẻ tình yêu của mình bằng lời nói, bằng hành động sai trái của người khác.
• Chúng ta không để cho nhân cách của mình bị thay đổi chỉ vì mình bị hại... ngay cả khi mình bị hại, mình vẫn là chính mình, là con Chúa, là môn đệ của Chúa.

Đó một tình yêu không dùng vũ lực để đe doạ và để ép người khác sống theo ý mình - mà là tình yêu được diễn tả một cách nhân hậu và bao dung.
Đức Hồng Y Thuậnlà người đã khiến cả thế giới và đặc biệt là giáo triều Roma cảm phục vì cách sống theo Chúa của ngài, khi bị bắt bớ, bị cầm tù, ngài không hề thù oán người giam cầm mình, mà chính lòng bao dung không thay đổi của ngài, đã làm cho cả người cai ngục phải thay đổi và hoán cải.

Còn đối với người mình yêu, mình tin tưởng, như người anh em trong nhà, người thân người mà đúng ra không hãm hại mình, nhưng lại làm ngược lại, và phản bội mình thì sao?  Đó là khi chúng ta được mời gọi sống Tình yêu tha thứ.
Tha thứ cho người mình yêu thương phản bội mình, làm mình tổn thương, một lần thì dễ nhưng nhiều lần thì sao?
Có người hỏi, tại sao lại làm vậy? Như vậy chẳng khác gì làm cho người ta lợi dụng mình và càng làm cho mình đau khổ.

Tha thứ cho một người không phải là quên đi lỗi lầm của người đó. Vì nếu quên, nghĩa là mình bị mất trí, mình coi như không có chuyện gì xảy ra... nếu không có gì xảy ra, thì không cần phải tha thứ. Thực tế không phải là vậy.
Tha thứ cũng không phải là biện minh cho hành động của một người, khi một người có thể biện minh cho hành động của mình, vì mình lỡ tay, mình không cố ý, mình vô tình...nếu một hành động có thể biện minh được nghĩa là người đó không có tội, không có trách nhiệm với hành động của mình, và vì thế cũng không cần phải tha thứ.Tha thứ cũng không có nghĩa là người đó phải đền tội rồi mình mới tha thứ, như vậy chẳng khác gì người làm mình tỗn thương đã đền bù cái thương tổn đó bằng cách khác, và vốn không bao giờ đền bù đủ.

• Tha thứ trước hết,là mình ý thức được mình đã bị tổn thương. Mình ý thức được rằng mình muốn gây tổn thương ngược lại, nhưng mình quyết định không làm như vậy. Mình chọn không để tội cuả người đó là động cơ để cho mình thay đổi tình yêu của mình.

• Thứ hai,là mình đặt mình trong hoàn cảnh của người phản bội mình, nhìn thấy sự mỏng dòn yếu đuối của họ, để hiểu được người đó trong cái nhìn của người đó và yếu đuối của người đó, biết đâu được nếu mình trong hoàn cảnh của họ, dưới góc nhìn của họ có thể mình cũng đã vấp phạm, ...

• Và cuối cùng là hiếu rằng, một lỗi lầm của một người không hoàn toàn là tất cả con người đó.

Hành vi  không định nghĩa hết con người. Và tin rằng bên sâu trong nhân phẩm đó vẫn còn sự hiện diện của Chúa vốn có thể thay đổi họ, vì thế chúng ta cầu nguyện để xin Chúa thay đổi người làm chúng ta tổn thương theo tình yêu của Chúa và cũng để cho Chúa giúp chúng ta có cái nhìn như Chúa về những người làm tổn thương mình, như khi ở trên thập giá. Chính lúc chúng ta có thể tha thứ như Chúa tha thứ trên thập giá là lúc chúng ta ta thứ thật sự và yêu thật sự. Ame

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

PHÂN ƯU


ĐƯỢC TIN ÔNG PHÊ RÔ VŨ HỮU NGHĨA , PHU QUÂN CHỊ ÁI , Ca Viên Ca Đoàn Thánh Gia vừa được Chúa gọi về ngày 09/02/2014 tại Hóc Môn .
 Ca Đoàn Thánh Gia xin thành thật chia buồn cùng chị và gia đình.
 Nguyện xin Chua giầu Lòng Thương Xót sớm đưa Linh hồn Phê Rô về bên Chúa



PHÂN ƯU



Ca Đoàn THÁNH GIA Xin chân thành chia buồn cùng Gia đình Chị Hồng Loan khi hay tin cụ bà Nguyễn Thị Ngọc , mẹ chồng của chị vừa qua đời ngày 08/02/2014 tại Củ Chi .
Nguyện xin hương hồn Cụ sớm được về nơi VĨNH CỬU.












Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

MƠ ƯỚC BÌNH THƯỜNG



Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình thường. Một lúc sau thì choáng váng. Khi được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy thì bác sĩ cho biết là bị xuất huyết não, phải giải phẫu ngay tức khắc.

Giải phẫu xong, cô được đưa vào nằm ở tầng thứ hai. Nghe nói đến tầng lầu này ở bệnh viện Chợ Rẫy thì phần đông đều nghĩ đến những chuyện ít may mắn, có vào, khó ra. Lúc tôi bước vào căn phòng này, cái cảm giác đầu tiên là khó thở, với hai dãy giường bệnh vừa được làm phẫu thuật xong. Hầu hết đều không được lành lặn bình thường và nằm bất động. Cô bạn của tôi là một trong những cái xác không hồn đó. Ðầu cạo trọc, trên người được đắp một chiếc áo bệnh viện màu xanh. Thân thể gần như lõa lồ và nếu không biết trước thì chắc cũng khó nhận ra đươc đó là một người đàn bà giàu có, xinh đẹp ở Mỹ về, xài tiền như nước.

 Tôi chỉ biết đứng yên nhìn cô ta, và trong lòng hoang mang cảm khái. Cô vẫn mê man, chưa biết sống chết thế nào. Bác sĩ cho biết là có thể hôn mê trong nhiều ngày.

 Năm ngày sau thì cô tỉnh dậy. Vậy là cô đã thoát chết. Mấy hôm sau thì cô được chồng đem về Mỹ. Hai tháng sau, tôi có việc qua Mỹ và ghé thăm cô tại nhà. Bây giờ thì tóc đã mọc lại khá dài, che hết phần sọ bị cưa. Nhan sắc đã được phục hồi, trở lại một người đàn bà duyên dáng hoạt bát. Cô kể lại cho mọi người nghe về chuyện tai nạn và cô nói: "Trước khi lên bàn mổ, mình nghĩ chỉ cần được sống là đủ và sẽ không bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì khác."


 Hôm sau, tôi theo cô bạn đến phòng khám bệnh của một bác sĩ đươc giới thiệu để cô tái khám. Cô bạn bước vào phòng, tươi cười chào hỏi và để tập hồ sơ bệnh lý của cô lên bàn.

Vị bác sĩ đọc qua hồ sơ và hỏi cô: "Thế bây giờ bệnh nhân bị mổ ở đầu đang ở đâu?". Cô bạn có hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó hiểu ra, cô trả lời "Chính là tôi."

 Vị bác sĩ trợn mắt nhìn cô, chỉ nói được một câu: "Không thể tưởng tượng được, nếu thế thì quả là một phép lạ."
 Sau khi khám lại vết thương, hỏi cô nhiều điều, bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường và bảo cô ký vào một giấy tờ gì đó.

 Cô cầm bút, nhưng thay vì ký vào chỗ đã có đánh dấu sẵn, thì cô ký lệch mấy phân vào phía dưới. Bác sĩ cười bảo: "Ðấy là điều duy nhất còn sót lại mà cô cần phải chữa" và cho cô một cái hẹn khác.

 Cô bạn tôi ra về với những nét băn khoăn hiện ra trên mặt. Tôi an ủi, và nhắc lại lời cô nói sau khi tỉnh dậy, miễn được sống mà thôi. Cô trả lời: "Lúc đó thì nghĩ như thế thật, nhưng khi được sống rồi thì muốn những điều tốt hơn, mình nghĩ con người chắc ai cũng thế."


 Ðúng. Con người ai cũng thế. Nhưng cái mơ ước của cô bây giờ chỉ là mong nhận được một cái cô đã có từ trước, và đã đánh mất.

Cô chỉ mong được ký đúng vào chỗ có đánh dấu không bị lệch ra ngoài do thần kinh không kiểm soát được mà thôi.

 Ðấy là một tai nạn ngoài ý muốn đã làm cô bị một hậu quả nhỏ như thế, nhưng cũng có những trường hợp mình tự ý quẳng một vật sở hữu của mình đi, cuối cùng lại ao ước được có lại như cũ.

 Ở đời có nhiều cái mơ ước rất bình thường. Bị một vết xước trên thân thể cũng đã làm mình khó chịu và chỉ mong lành lặn lại như cũ. Lúc sở hữu một cái tầm thường thì không quan tâm, quý trọng, đến khi mất thì tiếc nuối và chỉ muốn được lại cái mình đã có từ trước.

 Nhiều cặp vợ chồng cũng mất hạnh phúc vì cứ nghĩ là mình phải được hơn như thế, vợ đòi hỏi chồng phải hơn như thế và ngược lại, cho đến khi tan vỡ, ân hận thì đã quá muộn màng.


 Mơ ước cái mình chưa có cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu ước mơ không đạt được thì cũng không sao. Mơ ước được giàu sang phú quý, cũng không hình dung được giàu sang phú quý đến như thế nào.


 Một người con gái mơ có tiền để sửa sắc đẹp, chưa biết sẽ đẹp như thế nào, và nếu không thực hiện được ước mơ thì cũng đành quên đi. Nhưng nếu một hôm cô ta bị gẫy một chân, thì mơ ước của cô chỉ là làm sao có được đôi chân lành lặn như cũ mà thôi.


 Tôi có một người bạn khác, một hôm phải vào bệnh viện và kết quả cho biết là anh ta bị Viêm túi mật rất nghiêm trọng phải giải phẫu gấp mới an toàn tính mệnh. Lúc chúng tôi vào thăm anh ở bệnh viện thì được biết anh đã được an toàn và chỉ vài ngày sau có thể xuất viện về nhà. Anh nói với tôi: "Có thế này mới biết được chúng ta luôn luôn đứng trên ngưỡng cửa của cái chết mà không biết. Có thế này mới thấy nên có một quan niệm về đời sống thực tế hơn". Anh nói thì thế, nhưng khi lành bệnh, trở lại làm việc một thời gian thì anh ta vẫn chẳng khác gì ngày xưa, không có chút nào đổi thay.


 Ngài Ðạt Lai Lạt ma có một câu nói rất hay và đơn giản: "Có nhiều người sống mà không nghĩ là mình sẽ chết. Ðến khi sắp chết, mới chợt nhận ra là mình chưa sống!"

 Nói là đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu sâu xa ý nghĩa của câu nói đó. Người ta không bao giờ mơ ước bình thường.

 Hãy sống với cái mình đang có!!!





Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

GÓP MỘT CÁNH ÉN CHO MÙA XUÂN

GÓP MỘT CÁNH ÉN CHO MÙA XUÂN

Cùng với lời chúc Xuân, tôi xin được chia sẻ một sự kiện đáng suy nghĩ cho tương lai của cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam.
Ba năm qua tôi có dịp quen biết một số gia đình tại một xã còn vắng bóng Đạo Chúa. Ở đó có một người đàn ông mắc phải một căn bệnh khá nặng. Cách đây ba tuần, tôi mời một bác sĩ Công giáo đến thăm. Bác sĩ xem mạch, thấy rằng người ta đã cho thuốc đúng nhưng theo quy định của quỹ bảo hiểm, mỗi lần đến khám chỉ được cấp thuốc 5 ngày, không đủ liều lượng nên bệnh vẫn kéo dài, không khỏi. Vị bác sĩ thấy vậy hứa sẽ ủng hộ 20 ngày thuốc. Tôi nhờ một sinh viên là cháu của bệnh nhân đến lấy thuốc chuyển về cho dượng của em. Một tuần sau, bác sĩ cho biết vẫn chưa có ai đến lấy thuốc. Tôi hỏi lại em sinh viên thì được biết người dượng gọi lên bảo em không được nhận thuốc. Kinh ngạc, tôi gọi điện hỏi thì vợ ông trả lời như sau:
- Xin cha thông cảm. Chúng con rất muốn nhưng trong dòng họ người ta không cho. Họ nói nếu nhận mà không theo Đạo thì không được, mà theo thì lại càng không được hơn.
- Chị hiểu lầm rồi. Chúng tôi thấy anh bị bệnh hiểm nghèo thì giúp, không đòi hỏi anh chị phải theo Đạo.
- Chúng con biết vậy nhưng trong dòng họ người ta không cho, bảo vì ông bác sĩ không lấy tiền, chúng con sẽ phải mang ơn mang nghĩa.
Vị bác sĩ đã phải giải quyết bằng cách viết cho họ một toa thuốc 20 ngày liền và để họ tự đi mua.
♦♦♦
Câu chuyện có vẻ lạ lùng và khá bất thường nhưng thực tế ẩn đàng sau đó lại khá thông thường. Người ta thà bị đau lâu ốm dài, cũng có nghĩa là thà chết, chứ không thà theo đạo Chúa! Một chọn lựa ngược với các thánh Tử vì đạo của ta! Vì đâu? Trong mắt những người bà con lương dân đã quen biết nhiều với người Công giáo, Đạo Chúa hết sức tốt. Ngược lại, với những người ở những vùng xa, không có dịp trực tiếp gặp gỡ những người Công giáo tốt, thì với họ Đạo Chúa hết sức xấu. Hơn nửa thế kỷ phổ biến quyển Tây Dương Gia Tô Bí Lục, rồi những sách vở phim ảnh xuyên tạc, bôi nhọ Đạo Chúa tràn lan đủ loại, và những bài học “nghiêm túc” trên ghế nhà trường ở các cấp học được nhồi nhét liên tục mãi cho đến nay, làm sao người ta không suy nghĩ như thế cho được?
Điều ấy quý vị và các bạn đã quá rõ. Cái chi tiết mới tôi muốn nhấn mạnh ở đây là áp lực của Dòng họ. Hiện nay đang rộ lên phong trào kết nối tình nghĩa dòng họ ở khắp nơi trong nước, nhiều dòng họ đã tiến tới đại hội cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đây là cơ hội bằng vàng cho người Công giáo gặp gỡ anh chị em đồng tộc lương dân và hóa giải những ngộ nhận đáng buồn kia. Tuy nhiên, nếu chúng ta không quan tâm thì các dòng họ, khi siết chặt hàng ngũ như thế, sẽ là những thành trì kiên cố để đề kháng chống lại ảnh hưởng của Tin mừng. Theo tôi biết, sức đề kháng ấy rất lớn, bởi lẽ sự liên kết dòng họ này thường cũng đi đôi với việc phát triển niềm tin về phong thủy và nhiều sự mê tín khác…
Mùa Xuân đến và ơn cứu rỗi có nở hoa trên quê hương chúng ta chăng là còn tùy nơi sự đóng góp của từng con cái Chúa, vừa biết dấn thân đến với anh chị em lương dân vừa mở rộng cửa đón mời họ. Nếu quý vị và các bạn muốn góp một cánh én cho mùa Xuân ấy, xin mời xem một sáng kiến gặp gỡ lương dân, qua bài chia sẻ 05, “Dưới mái từ đường của trăm họ”, có thể truy cập dễ dàng tại:
Nguyện chúc quý vị và các bạn một cái Tết ý nghĩa, một Mùa Xuân an lành hạnh phúc và một Năm Mới thu hoạch nhiều kết quả cho mùa gặt Nước Trời.

Linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Tác giả:  Lm. TTT. Võ Tá Khánh

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Mùng 6 TET GIAP NGO

   Cha Giáo VĂN dâng lễ chiều nay.


   Ca Truỏng chơi luôn 2 đàn !!!


  Không người đánh đàn , Ca Trưởng ...ra tay cứu dộ !!!




  Ca Đoàn hat lễ chiều thứ tư, mùng 6 tết

   Đại Diện Ca Doàn chúc tết,

   ĐỐT TẾT NHÀ ĐOẰN TRƯỞNG















 Hai bà chào Ca Đoàn Thánh Gia đến chúc tuổi.


  Ca Đoàn Thánh Gia chúc tết 2 bà.













  Cha Phero PHAM VAN TƯƠI,Chanh Xứ Cây Trường ghé chúc tết.