Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

BỎ QUA OÁN HỜN




Một thương gia trong một thị trấn nhỏ nọ, có hai người con trai sinh đôi. Hai chàng trai cùng làm việc tại cửa hàng của cha mình. Khi ông qua đời, họ thay ông trông coi cửa hàng đó. Mọi việc đều êm đẹp cho đến một ngày kia, khi một tờ giấy bạc biến mất.

Người em đã để tờ giấy bạc đó trên máy đếm tiền rồi đi ra ngoài với khách hàng. Khi anh quay lại, tờ giấy bạc đã biến mất.

Người em hỏi người anh: - Anh có thấy tờ giấy bạc đâu không ?

Người anh đáp: - Không. Tuy thế người em vẫn không ngưng tìm kiếm và gạn hỏi: - Anh không thể không đụng đến nó. Tờ giấy bạc không thể tự đứng dậy và chạy đi được! Chắc chắn anh phải thấy nó !

Sự buộc tội phảng phất trong giọng nói của người em. Căng thẳng bắt đầu tăng lên giữa hai anh em họ. Sự oán giận cũng theo đấy mà len vào. Không lâu sau một hố ngăn cách gay gắt và sâu thẳm đã chia cách hai chàng trai trẻ. Họ không thèm nói với nhau một lời nào. Cuối cùng họ quyết định không làm chung với nhau và một bức tường ngăn cách đã được xây ngay giữa cửa hàng. Sự thù địch và oán giận cũng lớn lên tiếp theo 20 năm sau đó, lan đến cả gia đình của họ.

Một ngày nọ, một người đàn ông đỗ xe ngay trước cửa hàng. Ông ta bước vào và hỏi người bán hàng: - Anh đã ở đây bao lâu rồi . Người bán hàng đáp rằng anh đã ở đây cả cuộc đời. Vị khách nói tiếp: - Tôi phải nói với anh điều này. 20 năm trước tôi đã đi xe lửa và tạt vào thị trấn này. Lúc đó tôi đã không ăn gì suốt ba ngày. Khi tôi đến đây bằng cửa sau và thấy tờ giấy bạc trên máy tính tiền, tôi đã bỏ vào túi mình rồi ra ngoài. Những năm qua tôi không thể quên điều đó. Tôi biết nó không phải là món tiền lớn nhưng tôi phải quay lại đây và xin anh thứ lỗi .

Người đàn ông lạ mặt ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt lăn trên má của người bán hàng trạc tuổi trung niên này.

Anh ta đề nghị: - Ông có vui lòng sang cửa bên và kể lại chuyện này cho người đàn ông trong cửa hàng đó được không ? Rồi người đàn ông lạ càng ngạc nhiên hơn khi thấy hai người đàn ông trung niên, trông giống nhau, ôm nhau khóc ngay trước cửa hàng. Sau 20 năm, rạn nứt giữa họ đã được hàn gắn. Bức tường thù hận chia cắt hai anh em họ đã được đập bỏ. 

                                                                          ♦♦♦

Trong cuộc sống có những điều nhỏ nhặt vẫn thường xảy ra và vô tình chia cắt con người với nhau, những lời nói vội vàng không suy nghĩ, những lời chỉ trích, buộc tội hay những lời trách cứ oán hờn. Và khi đã bị chia cắt, họ có thể không bao giờ quay lại với nhau được nữa. phương cách tốt nhất để tránh những tình huống gây tổn thương này là bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của nhau. Điều này không dễ dàng nhưng cũng chẳng phải là quá khó khăn. Bỏ đi những bực dọc rồi bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chẳng mất bao nhiêu năng lượng để xây dựng sự gắn bó với những người bạn yêu mến


Không rõ xuất xứ9/26/2013

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

DUC THANH CHA BIEN DUC 16 TRA LOI 1 NHA TOAN HOC VO THAN



Lm. Trần Đức Anh OP9/24/2013

VATICAN. Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã trả lời cho những tấn công của một nhà toán học vô thần người Italia, ông Piergiorgio Odifreddi.

Ông thường xuất hiện trên truyền hình ở Italia và mạnh mẽ phê bình tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Ông đã viết cuốn ”Giáo Hoàng thân mến, tôi viết cho ngài” (Caro Papa ti scrivo), để trả lời cho cuốn ”Dẫn vào Kitô giáo” (Introduzione al Cristianesimo) của ĐGH Ratzinger.

Lá thư dài 11 trang được Đức nguyên Giáo Hoàng viết trong tháng 8 gửi đến ông Odifreddi hồi đầu tháng 9-2013. Ông đã cho báo phe tả ”Repubblica” (Cộng Hòa), đăng tải trong số ra ngày 24-9-2013.

Trong thư ĐGH Biển Đức cho biết đã đọc sách của ông Odifreddi và ngạc nhiên vì giọng văn gây hấn và sự nhẹ dạ của tác giả trong các biện luận. Ngài bác bỏ lập luận cho rằng thần học là một khoa học giả tưởng, đồng thời xác quyết ngài không bao giờ tìm cách che đậy những điều xấu trong Giáo Hội, những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục. Thư của Đức Biển Đức 16 có đoạn viết: ”Tôi không bao giờ tìm cách che đậy những điều ấy. Sự kiện quyền lực sự ác thấu nhập đến mức độ đó vào trong lòng thế giới đức tin, đối với chúng tôi, đó thực là một điều đau khổ mà một đàng chúng tôi phải chấp nhận, và đàng khác chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để những vụ như thế không tái diễn. Cũng không phải là một điều an ủi khi biết rằng theo nghiên cứu của các nhà xã hội hoc, tỷ lệ các linh mục phạm những tội ác lạm dụng như thế không cao hơn tỷ lệ trong các giới chuyên nghiệp tương tự. Dầu sao đi nữa, không được ngoan cố trình bày sự lệch lạc ấy như thế đó là một sự nhơ bẩn riêng của Công Giáo mà thôi. Và cũng không được im lặng trước vết tích lớn lao về thiện hảo sáng ngời và tinh tuyền mà đức tin Kitô đã vạch ra qua dòng lịch sử. Và một điều thực sự là ngày nay đức tin đang thúc đẩy nhiều người yêu thương vô vị lợi, phục vụ tha nhân, sống chân thành và công chính”.

Sự trách cứ nghiêm khắc nhất Đức nguyên Giáo Hoàng dành cho ông Odifreddi là về đề tài lịch sử. Ngài viết: ”Điều mà ông nói về Đức Giêsu không đáng với trình độ khoa học của ông. Nếu Ông đặt vấn đề như thế, xét cho cùng, người ta không biết gì về Đức Giêsu, và không gì có thể chấp nhận được chứng tỏ Ngài là một nhân vật lịch sử, như thế thì tôi chỉ có thể quyết liệt mời gọi ông hãy tỏ ra có thẩm quyền hơn một chút về phương diện sử học. Về vấn đề này, tôi đặc biệt khuyên ông đọc 4 cuốn mà Martin Hengel, một nhà chú giải Kinh Thánh thuộc phân khoa thần học tin lành ở Tuebingen, đã xuất bản cùng với Maria Schwmer: đây là một thí dụ tuyệt hảo về sự chính xác lịch sử và cung cấp rất nhiều thông tin lịch sự. Đứng trước sự điện ấy, điều mà ông nói về Đức Giêsu thực là một kiểu nói nhẹ dạ không nên lập lại”.

ĐGH Biển Đức 16 cũng đặt câu hỏi với ông Odifreddi: ”Nếu ông muốn thay thế Thiên Chúa bằng ”Thiên Nhiên”, thì vẫn còn có câu hỏi: thiên nhiên này là ai hoặc là gì. Không có chỗ nào trong sách ông định nghĩa thiên nhiên và vì thế nó thiên nhiên xuất hiện như thần minh vô lý, chẳng giải thích gì cả.. Nhưng nhất là tôi muốn nhận xét rằng trong Tôn giáo của ông về toán học, có 3 đề tài cơ bản của cuọc sống con người không được xét tới: tự do, tình yêu và sự ác. Tôi ngạc nhiên vì ôngchỉ nhắc lướt qua tới tự do, mặc dù đây đã và đang còn là giá trị chủ yếu của thời đại ngày nay”. Tình yêu cũng không được nói đến trong sách của Odifreddi và cả sự ác cũng chẳng được đề cập đến.. Tôn giáo toán học của ông không biết thông tin nào về sự ác. Một tôn giáo bỏ qua những câu hỏi cơ bản như thế thì là một tôn giáo trống rỗng”

Từ khi từ nhiệm và sống ẩn dật tại Vatican, đây là lần thứ hai ĐGH Biển Đức 16 ”xuất hiện” công khai, nhưng ngài vẫn giữ nguyên lời hứa ẩn mình đối với thế giới (Vat. Ins. 24-9-2013)

Mảng cầu xiêm tiêu diệt tế bào ung thư mạnh gấp 10000 lần so với hoá trị.

 
Mảng cầu xiêm tiêu diệt tế bào ung thư mạnh gấp 10.000 lần so với hoá trị.
09/11/2012 | 11:06

Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết về tác dụng "phép lạ" của mãng cầu xiêm trong phòng chống ung thư? Và đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu?
Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil, guanabana trong tiếng tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh. Quả lớn ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon.

Graviola là sản phẩm tự nhiên nên theo luật liên bang Mỹ không cần có bằng sáng chế. Như thế, làm sao nó có thể mang lại lợi nhuận nếu các con cá mập dược phẩm công bố khả năng trị liệu "phép lạ" của mãng cầu xiêm ra thị trường? Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của Graviola và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi.
Tiếc thay khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, qủa mà không cần phải chiết xuất gì cả. Vì vậy để bảo vệ khả năng thu lợi của các loại thuốc chống ung thư có sẵn, cách hay nhất là ém đi những nghiên cứu mang tính "cứu mạng" của mãng cầu xiêm, không công bố nó cho dân chúng..
May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về "trái cây phép lạ" cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.

Nước ép này có thể giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư so với Adriamycin  mà không hề làm hại gì đến các tế bào khỏe mạnh cả!

Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính.
Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc.
Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.

Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là "công cụ cách mạng hoá" chống ung thư.
Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.


- Thông tin Berlin dịch : http://thongtinberlin.de/
http://thomasviet.wordpress.com/2010/11/01/m%e1%ba%a3ng-c%e1%ba%a7u-xiem-tieu-di%e1%bb%87t-t%e1%ba%bf-bao-ung-th%c6%b0-m%e1%ba%a1nh-g%e1%ba%a5p-10000-l%e1%ba%a7n-so-v%e1%bb%9bi-hoa-tr%

Trung Nguyen 24








.



__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___


NGUOI CONG GIAO VOI CHINH TRI.



Người Công giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị

24/09/13 4:05 AM
Người Công giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị


Theo Asia news, hôm 16 tháng 9 vừa qua, tại nhà nguyện Santa Marta, nhằm bác bỏ những ý kiến cho rằng: "Một người Công giáo tốt không can thiệp vào các vấn đề chính trị", Đức Giáo hoàng Phanxicô nói: "Điều đó không đúng. Đó không phải là con đường tốt . Một người Công giáo tốt cần tham dự vào các vấn đề chính trị, cống hiến tất cả những gì tốt nhất có thể, nhờ đó những ai đang cai trị biết cách cai trị".



Theo Đức Giáo hoàng, bổn phận tham chính của giáo dân trước tiên là một bổn phận gắn liền với tư cách công dân của họ. Họ "có trách nhiệm tham gia vào chính trị theo khả năng của mình". Người công giáo không thể tách mình ra khỏi cơ cấu xã hội trong đó họ là thành phần, càng không thể bàng quan trước những nguy cơ đất nước bị băng hoại, bị xâm lăng bởi ngoại bang.
Bên cạnh đó, theo Đức Thánh cha, bổn phận làm chính trị của người Công giáo còn xuất phát từ ơn gọi làm con cái Chúa, theo đó, bổn phận cư ngụ và điều hành địa cầu đã được Thiên Chúa ủy thác cho mọi người. Vì vậy trong mỗi người đều có những khát vọng mà không một ai có thể xóa bỏ được, khát vọng về sự bình đẳng và tham gia quản lý xã hội vì công ích. Do đó, việc tham gia vào đời sống chính trị trở nên cấp thiết và được coi như một hình thức bác ái cao cả. Ngài nói: "Chính trị, theo Học thuyết xã hội của Giáo hội, là một trong những hình thức đức ái cao nhất, bởi nó phục vụ lợi ích chung".
Thực ra, quan điểm của Đức Giáo hoàng Phanxicô nói về một "người Công giáo tốt phải tích cực tham gia vào chính trị" không phải là một quan điểm mới. Ở đây, ngài chỉ lặp lại những gì mà giáo huấn của Giáo hội qua  Công đồng hay các vị Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài đã công bố.

Giáo dân Thái Hà ký phiếu thăm dò phản đối chính quyền Giáo dân Thái Hà ký phiếu thăm dò phản đối chính quyền


Trước tiên, Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Mục vụ về "Giáo Hội trong thế giới ngày nay", khi bàn đến sự dấn thân chính trị và các cộng đoàn chính trị, Thánh Công đồng Vatican II khẳng định: "Giáo Hội ca ngợi và quý trọng việc làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận lãnh gánh nặng của trách nhiệm này" (Vatican II, Gaudium et Spes, số 75).
Đức Giáo hoàng Phaolo VI, trong tông huấn Octogesima Adveniens, đã nhắc nhở rằng: "Chính trị là một cách thể đòi hỏi – nhưng không chỉ có chính trị, sống bổn phận Kito hữu là phục vụ người khác. Bởi vậy, không ý nghĩa gì khi người Kito hữu trốn tránh việc chính trị và cho chính trị là một việc làm xấu. trốn tránh việc chính trị là trốn tránh lịch sử." (Octogesima Adveniens, số 46).
Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Christifideles laici, cũng đã viết một ý tưởng tương tự nhấn mạnh tới bổn phận chính trị tất yếu của giáo dân: "Để đem đời sống Kitô hữu vào trật tự trần thế, tức là "đem đạo vào đời" theo ý nghĩa phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân không thể nhất quyết từ chối tham gia vào "chính trị", nghĩa là vào các hoạt động nhiều sắc thái, kinh tế, xã hội, lập pháp, hành chánh văn hóa, có mục đích cổ võ công ích một cách có tổ chức và theo cơ chế. Các nghị phụ Thượng Hội đồng đã nhiều lần quả quyết điều này là mọi người và mỗi người có quyền lợi và bổn phận phải tham gia vào chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau và bổ túc cho nhau, trên nhiều mức độ khác nhau cũng như trong các bổn phận và trách nhiệm khác nhau" (Gioan Phaolô II. Christifideles laici (1988), số 42).
Giáo huấn xã hội của Giáo Hội cũng quả quyết điều này một cách rõ ràng: "Đối với tín hữu giáo dân, việc tham gia vào chính trị là một hành động thích đáng và đòi hỏi nhiều nỗ lực để biểu lộ sự dấn thân của Kitô hữu trong việc phục vụ người khác"( Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, Compendio della dottrina sociale della Chiesa (2004), số 565).
Như vậy, việc các giáo dân tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội là một hoạt động chính đáng và phải đạo, được hướng dẫn cách cụ thể bởi Học thuyết xã hội Công giáo. Đây không còn là chuyện một ai đó chơi nổi hay chơi trội, mà là ơn gọi đặc thù của các Kitô hữu giáo dân, trong đó "Thế gian trở nên bối cảnh và phương tiện của ơn gọi Kitô hữu của họ" (Gioan Phaolô II. Christifideles laici (1988), số 15).
Tuy nhiên, trong thực tế, tại Việt Nam, từ khi nhà cầm quyền cộng sản "cướp chính quyền" từ tay nhân dân và từ các tổ chức, đảng phái khác, việc tham chính trở thành độc quyền của các đảng viên cộng sản. Quyền làm chính trị, lên tiếng trước những vấn nạn xã hội… của người dân nói chung và của giáo dân nói riêng bị nhà cầm quyền tước đoạt. Người dân bị khép tội "phản động" khi có những phản biện phản đối những chính sách sai lạc của nhà nước.
Bên cạnh đó, một lý do khác cũng làm cho người giáo dân mất cơ hội tham chính là do sự tuyên truyền của nhà nước cộng sản làm cho mọi người dân nói chung và giáo dân nói riêng coi việc tham chính là việc làm xấu, không tốt, vi phạm pháp luật Việt Nam. Chính những nhận thức sai lầm này cùng với những khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ cơ quan an ninh Việt Nam, khiến người dân và các giáo dân sợ hãi không dám ngay cả bày tỏ những suy nghĩ đúng đắn của mình.
Ở đây, cũng không loại trừ việc các vị lãnh đạo Giáo hội, trong trách nhiệm huấn giáo của mình đã không nhắc nhở và hướng dẫn giáo dân tham chính, dấn thân xây dựng xã hội dân sự góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn nạn xã hội.
Do đó, thiết nghĩ, trong bối cảnh xã hội đang có những tiến triển từng ngày, đã tới lúc, Giáo hội Công giáo, cách riêng các vị chủ chăn trong Giáo hội cần có những hoạt động giúp các giáo dân hiểu rõ hơn vai trò và bổn phận phải tích cực tham gia vào lãnh vực chính trị của mình, bằng việc thiết lập các tổ chức, đoàn thể, hiệp đoàn…cung ứng cho họ những hướng dẫn cần thiết được trình bày trong Học thuyết xã hội Công giáo, để việc dấn thân xã hội của người giáo dân hữu hiệu và chuẩn mực hơn.
23/9/2013
(Hà Thạch - Nữ Vương Công Lý)

__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___


HƠI THỞ CUỐI CÙNG MẸ TRAO CHO CON_♦



Câu chuyện xảy ra ở Mỹ, có một người phụ nữ bị tai nạn giao thông. Khi đưa vào bệnh viện cấp cứu thì phát hiện người phụ nữ hôn mê sâu, hoàn toàn sống trong tình trạng thực vật, nhưng bên cạnh đó. bác sĩ cũng phát hiện cô ấy đang mang thai được 3 tháng.
Các bác sĩ đã truyền thức ăn nuôi sống đứa trẻ trong khi mẹ của bé vẫn hôn mê. Sau nửa năm thì cũng đến ngày đứa bé chào đời. Khó khăn lớn nhất ở đây là nếu các bác sĩ đang mổ để lấy đứa bé ra mà người mẹ tắt thở nửa chừng thì đứa bé cũng sẽ chết. Rất nhiều cuộc hội chẩn đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng cuối cùng vẫn phải đi tới quyết định là phải liều mổ bắt em bé ra càng sớm càng tốt.
Trước khi mổ, vị bác sĩ chịu trách nhiệm chính bất giác cúi xuống, kề vào tai người mẹ thì thầm: "Chị ơi, hôm nay là ngày chúng tôi mổ để lấy đứa con của chị ra. Chị hãy ráng giữ hơi thở để con chị có thể chào đời."
Và rồi họ bắt đầu cuộc phẫu thuật hứa hẹn nhiều cam go…
Không ngờ mọi diễn biến đều thuận lợi, người mẹ vẫn duy trì được hơi thở và em bé đã được cất tiếng khóc chào đời. Nhưng chỉ sau vài phút, người mẹ đã trút hơi thở cuối cùng, ra đi mãi mãi. Vâng, chị đã cố gắng đến những hơi thở cuối cùng vì đứa con bé bỏng của mình. Các bác sĩ nhìn thấy nơi khoé mắt chị hai giọt lệ ứa ra nhẹ nhàng, hạnh phúc, bình an…


Sưu tầm từ FB của bạn Sirô Vinh, Ephata 579, biên tập 9.9.2013






Chuyện thấy dễ nhưng khó làm!


> Chuyện về loài chim ó:
>
> Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó.
>
> Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay "chạy đà" khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một "nhà giam" nhỏ không có mái!
>
> Câu chuyện con dơi:
>
> Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác.
> Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi.
> Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung.
>
> Câu chuyện về con ong nghệ:
>
> Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly.
>
> Và…câu chuyện về con người
>
> Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ ở trên. Vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một giải pháp ở rất gần, trước mắt, vì từ lâu, con người đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen, sự cố chấp, sự ích kỷ, tham lam... và sự lệ thuộc vào người khác.





] Góc Thiền / Ván cờ… sinh tử.


Góc Thiền / Ván cờ… sinh tử.
Mot chut suy tu...!!!


                                               Ván cờ… sinh tử.



1
          Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.
Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã "rửa tay gác kiếm", khoác áo tu hành.
Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh.
Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo.

t2

Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.
Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.
Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỹ chàng thanh niên và nói :
- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây? Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :
- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.
Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :
- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?
- Dạ, thưa ! Con muốn thử. – Chàng thanh niên đáp.
t3

Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh.
Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện.
Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói:
- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ "sinh tử", người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?
Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.
Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công, vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ.
Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.
Chàng bỗng đâm ra lo ngại là không những sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nữa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương.
t4

Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế.
Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ "liều", biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.
Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ "liều mạng" của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ "thí" không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này. Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ.
Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.
Chàng thanh niên đang ở vào thế "thượng phong", chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng. Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ:
"Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ "sinh tử" để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ "liều mạng" để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành "cây thước" để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng…  Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu.
Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động.
Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế "thượng phong".
Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát.
Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định.
Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.
Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã hiện ra trước mắt.
t5
 Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ.
Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.
Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên.
Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được "thí phát" để "quy y".
Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:
- Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ.
Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.
Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rõ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên.
Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ của hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý, đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia; sau cùng Ông đã đi đến quyết định. Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.
Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái "ngã" riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân.
Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.
Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: "Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình".
Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh
đệ với người thiền sinh nhân hậu kia.đệ với người thiền sinh nhân hậu kia

.250433_371781896232346_1429374416_n










__._,_.___
Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Recent Activity:
.

__,_._,___


CHẾT TRONG VÒNG TAY MẸ_♦


Mười mấy năm là nha sĩ giỏi trong bệnh viện, anh được gia đình, bạn bè gần xa yêu quý trân trọng, bởi lẽ anh luôn có tinh thần trách nhiệm và óc cầu tiến, đặc biệt anh còn biết quan tâm giúp đỡ các bệnh nhân nghèo đến điều trị về răng miệng ở khoa anh phụ trách; Chỉ tiếc là từ sau ngày cưới vợ, anh cũng quên luôn việc đến Nhà Thờ mỗi Chúa Nhật để dự Lễ như xưa. Ba mẹ đã khuất, anh chị em trưởng thành đều có gia đình riêng, nên chỉ biết nhắc nhở và cầu nguyện cho anh mà thôi, thế nhưng nhắc hoài cũng cứ như "nước đổ lá khoai", anh lờ đi, giả câm giả điếc, chẳng ai lay động được trái tim đã hóa đá từ bao giờ của anh.
Giữa năm 2012, những buổi chiều khi lái xe đi làm về với vợ con, anh bỗng nhiên thấy mắt mình mờ dần, trong người thì mệt mỏi nhức đầu liên tục cả tuần lễ, cho dù anh đã uống đủ loại thuốc tốt trong tủ thuốc nhỏ của bệnh viện dành đặc biệt cho các y bác sĩ, bệnh trạng vẫn không thấy đỡ mà càng ngày xem ra cặp mắt càng mờ nhiều hơn. Bạn bè cũng ngạc nhiên khi nghe anh nói thế, bởi vì anh mới ngoài bốn mươi, đang tuổi trung niên rất sung sức trong công việc, hằng ngày buổi sáng vẫn chơi thể thao tốt với đồng nghiệp trong bệnh viện cơ mà.
Biết được tình hình xuống sức đột ngột của anh, các bác sĩ bạn khuyên nên đi Bệnh Viện Chợ Rẫy chụp CT và làm đủ mọi xét nghiệm xem sao ! Anh nghe lời tìm đến Chợ Rẫy và được vinh dự có bác sĩ giỏi nhất làm mọi xét nghiệm.
Một tuần sau, bác sĩ chuyên khoa tỏ ra ái ngại khi phải trao tờ giấy kết quả bi đát cho anh. Anh chân thành nói: "Xin bác sĩ hãy đọc kết quả xét nghiệm cho tôi, để còn có hướng điều trị kịp thời chứ ! Dạo này đôi mắt tôi đã quá yếu, không nhìn thấy mặt chữ mà đọc được nữa rồi…"
Do dự một hồi, người bác sĩ quen mới bảo: "Anh bạn cần bình tĩnh nghe tôi nói nhé. Có một khối u ác tính trong đầu của anh, nếu không mau chóng làm phẫu thuật, e rằng cặp mắt anh sẽ mù hoàn toàn..." Một khoảnh khắc im lặng nặng nề… Anh lắp bắp run run hỏi lại: "Có phải tôi đã bị ung thư ?"
Anh cầm bộ hồ sơ bệnh án đi xe honda ôm về nhà, anh tìm hỏi các bác sĩ chuyên khoa ung thư, tất cả đều khuyên anh nên phẫu thuật dù là cầu may. Vợ anh cũng là một điều dưỡng trong bệnh viện nên khi biết căn bệnh trầm trọng của chồng, chị đã quan tâm chăm sóc sức khỏe, khích lệ giúp đỡ chồng vượt qua khủng hoảng để bình tĩnh chờ ngày phẫu thuật.
Ba ngày trước khi vào nhập viện để giải phẫu khối u não ác tính, không hiểu sao anh lại gọi điện thoại tâm sự với người nhà, nói ông anh kế xin phép nghỉ dạy học một ngày, để giúp mình tới Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xin được xưng tội. Người nha sĩ nguội lạnh ngày nào, giờ đã biết hồi tâm chạy về với Chúa, với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để hối lỗi ăn năn. Đứng trước hang đá Đức Mẹ anh khóc nức nở tự nhiên như một trẻ thơ, anh tự nhận là mình đã sai lầm trong mười mấy năm xa cách Chúa và Mẹ, chỉ quan tâm tới thế giới duy vật mà quên mất đời sống nội tâm. Giờ phút nguy nan này anh quyết tâm trở về xin lỗi Chúa, nhờ lời Mẹ cầu bầu giúp đỡ anh tìm lại sự bình an tâm hồn. Anh đã sốt sắng Lần Chuỗi, lại tự đeo xâu chuỗi vào cổ để từ nay luôn nhớ đến Mẹ.
Ông anh thấy em trai mình như thế rất cảm động, hai anh em chỉ hơn nhau hai tuổi nên thân thiết như hai người bạn, ông cũng rơi lệ đồng cảm với nỗi đau của em trai mình.
Ca phẫu thuật khối u kéo dài sáu tiếng cho anh đã thành công, nhưng phải sau ba giờ đằng đãng anh mới hồi tỉnh và nhận biết mọi người, may mà không bị mất trí nhớ như vài trường hợp do mổ não. Một tuần sau anh đã được xuất viện về nhà tĩnh dưỡng, và tiếp tục hằng tuần phải đến để được xạ trị…
Gia đình cứ ngỡ anh sẽ bình phục trong nay mai, ai ngờ rằng sau đó hai tháng anh lại phải chịu nhiều cơn đau càng lúc càng dữ dội, vợ anh phải mua máy đấm bóp cầm tay để từng đêm giúp anh xoa dịu những cơn đau đớn toàn thân.
Đến đầu năm 2013 thì anh lại phải nhập viện, khối u ác tính đã mổ nhưng trước đó đã kịp di căn xuống phổi rồi, coi như ung thư giai đoạn cuối ! Giờ thì anh đành chấp nhận đối diện với cái chết đang đến từng ngày. Anh phải vào Bệnh Viện Lao Phạm Ngọc Thạch, dùng máy hút dịch tràn màng phổi, tiếp nước biển, thở bằng bình ôxi. Mỗi ngày anh chỉ hút được một chút sữa và nước, anh bị tràn dịch phổi nên không nằm được nữa, chỉ kê gối dựa ngồi ngày đêm thật tội nghiệp.
Vậy mà lạ thay, những ngày tháng này, dù đau đớn vô cùng anh cũng không hề hé môi than thân trách phận, anh đã biết phó dâng cái đau của anh lên Chúa Giêsu trên Thánh Giá, và thầm thĩ như người trộm lành ngày xưa trên đồi Canvê: "Lạy Chúa, con chịu đau thế này cũng đáng tội của con. Chúa vô tội mà còn chấp nhận chịu khổ hình và chết vì tội chúng con, xin tha thứ cho con, Chúa ơi ! Xin cho con được vào Nước Trời với Chúa… Amen".
Anh lại nhớ đến Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin Mẹ cứu và giúp để có đủ sức chịu đựng những cơn đau dữ dội nơi thân xác mình. Hơn bao giờ hết, lúc này anh mới cảm nhận sâu xa về sự mỏng manh của kiếp người, và chỉ biết phó thác trọn vẹn trong tình thương của Mẹ sẽ đưa anh về bên Chúa.
Và cuối cùng thì anh cũng đã chết trong vòng tay của Mẹ, được Chúa đón về sau tám tháng đau đớn trên giường bệnh. Mọi người ai cũng thương tiếc, nhưng đồng thời cũng rất vui mừng vì biết rằng anh đã kịp quay trở về với Chúa, đã được đón nhận đủ các ân huệ Chúa ban qua các Bí Tích trước khi an giấc ngàn thu…

BỒ CÂU TRẮNG
Nguồn : Ephata 579